3 tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Đoàn Thạch Biền gồm “Tình nhỏ làm sao quên”, “Tôi thương mà em đâu có hay”, “Tôi hay mà em đâu có thương” đã được NXB Tổng hợp TP.HCM tái bản nhân dịp sinh nhật lần thứ 74 của ông.

Tái bản 3 tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Đoàn Thạch Biền

Tiểu Vũ | 13/05/2021, 14:36

3 tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Đoàn Thạch Biền gồm “Tình nhỏ làm sao quên”, “Tôi thương mà em đâu có hay”, “Tôi hay mà em đâu có thương” đã được NXB Tổng hợp TP.HCM tái bản nhân dịp sinh nhật lần thứ 74 của ông.

Nhà văn Đoàn Thạch Biền quen thuộc với bạn đọc hàng chục năm nay khi ông khai sinh và làm chủ biên tập san Áo Trắng chuyên về văn chương từ năm 1990. Ông cũng là tác giả nhiều đầu sách viết về những rung động đầu đời của lứa tuổi mới lớn. Sách của ông được giới trẻ Việt Nam đón nhận nồng nhiệt. 

183340903_299561388388261_5689703101873255103_n.jpg
Nhà văn Đoàn Thạch Biền trong lễ sinh nhật lần thứ 74 tại TP.HCM - Ảnh: Trần Hoàng Nhân 

Cuối năm 2019, Đoàn Thạch Biền đã trao tặng tất cả tác quyền của ông cho Công ty Cổ phần Văn hóa Huyền Đức. Thời điểm đó, Huyền Đức đã kịp tái bản Ví dụ ta yêu nhau - đây là cuốn sách đầu tay của Đoàn Thạch Biền in năm 1974 với bút danh Nguyễn Thanh Trịnh. Nhưng sang năm 2020 thì dịch bệnh COVID-19 bùng phát khiến kế hoạch tái bản lại tất cả các đầu sách của nhà văn Đoàn Thạch Biền bị gián đoạn, cùng nhiều lý do khách quan không thể cưỡng lại.

Hồi cuối năm 2019, một nhà sản xuất phim đã liên lạc với Huyền Đức để xin chuyển thể tác phẩm của Đoàn Thạch Biền thành phim chiếu rạp nhưng vì dịch COVID -19 nên dự án này cũng phải tạm hoãn.

183696088_1964339753719788_1694010140093964394_n.jpg
Nhà thơ Đỗ Trung Quân (đứng) và nhà văn Đoàn Thạch Biền bên bức tranh nghệ nhân Nguyễn Thanh Hùng ở Bình Dương thực hiện tặng nhà văn - Ảnh: Trần Hoàng Nhân

Nói đến phim ảnh, nhà văn Đoàn Thạch Biền là một nhà biên kịch có nghề. Trước năm 1975, ông từng nhận giải thưởng Văn học nghệ thuật Quốc gia (miền Nam) cho kịch bản văn học Buổi tập kịch. Giải thưởng này do các nghệ sĩ, trí thức hàng đầu khi đó làm giám khảo, trong đó có nhà văn Sơn Nam. Năm 1993, nhà văn Đoàn Thạch Biền chuyển thể tác phẩm Tình nhỏ làm sao quên thành kịch bản phim cùng tên. Phim này được Lê Hoàng Hoa (đạo diễn loạt phim Ván bài lật ngửa) dàn dựng với sự tham gia của các ngôi sao khi đó là Lê Cung Bắc, Đơn Dương, Diễm Hương, Hồng Vân, Mỹ Duyên... Đây cũng là phim đưa nữ diễn viên Mỹ Duyên thành ngôi sao màn bạc thời đó.

181941817_529596408419490_6824669247820460154_n.jpg
Tình nhỏ làm sao quên -  tác phẩm của nhà văn Đoàn Thạch Biền được giới trẻ yêu thích

Lần này, Huyền Đức tái bản 3 tác phẩm do nhà văn Đoàn Thạch Biền tự chọn: Tình nhỏ làm sao quên, Tôi thương mà em đâu có hay, Tôi hay mà em đâu có thương. Theo nhà văn, đây là 3 tác phẩm viết về những mối tình đầu mà càng lớn tuổi với độ lùi của thời gian càng khiến ông rất tâm đắc.

184690310_1337994773250798_1304854997294297090_n.jpg
3 tác phẩm của nhà văn Đoàn Thạch Biền được NXB Tổng hợp TP.HCM tái bản tháng 5.2021

Nhân dịp sinh nhật ông hôm 10.5 được tổ chức nhỏ gọn, ấm cúng, ông và nhà thơ Đỗ Trung Quân đã ghi dòng chữ Tình nhỏ làm sao quên và ký tên lên bức tranh sơn mài được nghệ nhân Nguyễn Thanh Hùng ở Bình Dương thực hiện tặng nhà văn.

184753731_3821010134680283_6427510665255383095_n.jpg
184172963_212745874019462_632273876819916047_n.jpg
Nhà thơ Đỗ Trung Quân ký tên vào bức tranh - Ảnh: Trần Hoàng Nhân

Bức tranh sơn mài này được chuyển thể từ tranh của nhà thơ Đỗ Trung Quân làm một trong 3 bìa sách in lần này. Nhà văn Đoàn Thạch Biền đã tặng lại bức sơn mài cho Huyền Đức. Huyền Đức sẽ bán đấu giá bức tranh trong thời gian thích hợp và dùng số tiền bán tranh để làm những việc liên quan đến văn hóa, giáo dục có ý nghĩa cộng đồng.

Nhà văn Đoàn Thạch Biền tên thật là Phạm Đức Thịnh, ông sinh năm 1947 (trên giấy tờ ghi năm 1948), quê Nam Định, sau theo cha mẹ ông di cư vào Đà Nẵng, ông học trung học ở đây, vào Sài Gòn học khoa Triết  Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Sau khi ra trường ông về làm thầy giáo tại Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Năm 1973, ông đoạt giải Văn học Nghệ thuật quốc gia (miền Nam) với tác phẩm "Một buổi tập kịch" (kịch bản văn học).

Thời bao cấp, ông từng rời bỏ Sài Gòn đi kinh tế mới ở miền cao nguyên Lâm Đồng, sau đó về lại TP.HCM làm công nhân nhà máy dệt và làm báo. Nhà văn Đoàn Thạch Biền là Hội viên Hội Nhà văn TPHCM, Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện ông là chủ biên tập san Áo Trắng.

Tác phẩm đã xuất bản:

Tập truyện:
– Ví dụ ta yêu nhau – (Sài Gòn, 1974)
– Bất ngờ phía trái tim – (Nhà xuất bản Trẻ, 1987)
– Đừng đốt cháy bông hồng (Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1992)
– Phượng yêu (Nhà xuất bản Trẻ, 1993)
– Ví dụ ta yêu nhau (Nhà xuất bản Trẻ, 1995, tái bản)
– Tôi thương mà em đâu có hay (Nhà xuất bản Trẻ, 1998)
– Mây bay trong đầu (Nhà xuất bản Trẻ, 1998)
– Mùa hè khắc nghiệt (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2002)

Truyện vừa:
– Tình nhỏ làm sao quên (Nhà xuất bản Trẻ, 1990)

Truyện dài:
– Những ngày tươi đẹp (Nhà xuất bản Trẻ, 1995)

Kịch:
Đêm của cỏ (Nhà xuất bản Trẻ, 2004).

Bài liên quan
Tưởng nhớ 10 năm ngày nhà văn Trần Hoài Dương mất
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Trần Hoài Dương, Hội Nhà văn TP.HCM cùng gia đình tác giả tổ chức buổi tọa đàm “Trần hoài Dương – Cuộc đời và tác phẩm”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
6 giờ trước Sự kiện
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm:
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tái bản 3 tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Đoàn Thạch Biền