Hầu hết mọi người đều bị tác động khi đến một nơi ở mới, chúng ta sẽ bị khó ngủ trong đêm đầu tiên vì khung cảnh và môi trường khác lạ. Tuy nhiên, lần đầu tiên khoa học vén được bức màn bí ẩn của giấc ngủ khi phát hiện ra lý do tại sao con người thường khó ngủ trong đêm đầu tiên ở một nơi xa lạ.

Tại sao bạn thường khó ngủ ở một nơi mới?

Lê Phúc Vinh | 28/04/2016, 14:00

Hầu hết mọi người đều bị tác động khi đến một nơi ở mới, chúng ta sẽ bị khó ngủ trong đêm đầu tiên vì khung cảnh và môi trường khác lạ. Tuy nhiên, lần đầu tiên khoa học vén được bức màn bí ẩn của giấc ngủ khi phát hiện ra lý do tại sao con người thường khó ngủ trong đêm đầu tiên ở một nơi xa lạ.

Các nhà khoa học từ rất lâu đã muốn tìm hiểu giấc ngủ của chúng ta có cơ chế như thếnào, nhưng chưa một lần lý giải được nó một cách cặn kẽ. Lần đầu tiên các nhà khoa học đã phát hiện ra lý do con ngườithường bịkhó ngủ khi đến một nơi ở mới?

Họ gọi chứng khóngủ ở nơi ở mới là hiệu ứngđêm đầu tiên (first-night effect - FNE).

Chứng mất ngủ ở nơi ở mới là hiệu ứngđêm đầu tiên (first-night effect -FNE). (Ảnh từ Internet)

Các nhà khoa học nghiên cứu vể giấc ngủ không xa lạ gì với thuật ngữ hiệu ứngđêm đầu tiên FNE. Tuy nhiên,khi nghiên cứu giấc ngủ, họ thường loại bỏ dữ liệu liên quan đến giấc ngủcủa đêm đầu tiên ở nơi ở mới,bởi họ biết rằng đó là những số liệu thể hiện những phản ứngkhôngthường xuyên xảy ra,nên cũngkhông thểsử dụng được.

Các nhà khoa họctừ trường Đại học Brown ở Rhode Island (University of Rhode Island - URI) ở Mỹ, dẫn đầu bởi Yuka Sasaki, đã tiến hành nghiên cứuhiện tượng kỳ lạ này ở mứcđộ sâu hơn. Nhóm nghiên cứu muốn biết lý do tại sao FNE xảy ra, và nó có lợi ích như thế nào cho sức khỏe chúng ta.

Nhóm nghiên cứu tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI và đo nồng độ oxy trong máu, nhịp thở và nhịp tim,mắt và sự chuyển động của chân,để cố gắng xây dựng một bức tranh chi tiết nhất về các hoạt động của giấc ngủ đầu tiên ở nơi mới.

Các chớp mắt hay chuyển động mắt nhanhkhông phải là thông số chính mà nhóm nghiên cứu quan tâm và tập trung vào. Họ chú ý vào tần số sóng ngủ chậm bởi nó đóng vai trò như một phép đo trực tiếp vào độ sâu của giấc ngủ.

Sasaki và nhóm của côđã rất ngạc nhiên trước kết quả thu được. Họ phát hiện ra rằng trong đêm đầu tiên của giấc ngủ, phía bên trái của não chậmngủ hơn bên phải; hai bán cầu đã không ngủ trong một lượng thời gianbằng nhau.

Một trong nhữngsố liệu quan trọng củaFNE là thời gian một ngườicần để có được giấc ngủ, mà điều này lạiphụ thuộc vào mức độ bất đối xứng giữa hai bán cầu não. Nói cách khác, hai bán cầu não càng lệch phatrong hoạt động, thì con người càng cần nhiều thời gian hơn để ngủ say.

Thử nghiệm cho thấy bán cầu trái nhạy cảm hơn với các kích thích âm thanh bên ngoài trong khi ngủ; vànão bộkhông chỉ có phản ứng nhạy hơnvới tiếng ồn ngẫu nhiên, mà còn khiếnnhững người tham gia thử nghiệmcũng dễ tỉnh thức hơn. Tuy nhiên, khi nhóm nghiên cứu theo dõichính những cá nhân tham gia thử nghiệm này trong đêm thứ hai ở chỗ lạ, thì sự nhạy cảm của não tráivới âm thanh lại biến mất.

Vậy FNE mang lại lợi ích gì cho chúng ta?

Một khi giấc ngủ bị rối loạn, ngày hôm sau sẽ là một trận chiến thật sự đối với bạn, có thể đólà thử thách khó khăn chobạn khi đến dựcuộc họp buổi sáng mà phảimang theo mí mắt nặng trĩu và một thùng cà phê to đùng.

Bộ não của loài người không phải là giống loài đầu tiên đã phát triển một thói quen như vậy. Có một sốđộng vật có thểngủ với một nửa bộ não, nhưcác loài động vật biển và một số loài chim. Kiểu ngủ không đối xứngbán cầu não, được gọi là giấc ngủ sóng chậm, cho phép một phần của não bộ tỉnh táo để duy trì cảnh giác; nếu có một âm thanh kỳ lạ, chúng có thể tỉnh thứcvà sẵn sàng đối mặt với mối nguy hiểm.

Chim có thể ngủ vớimột bán cầu nãotại một thời điểm, nghĩa là giữ một mắt mở canh chừng kẻ thù. Một số nhà khoa học tin rằng có một sốloài chim có thể ngủ trong khi đang bay trong suốt chuyến di cư dài.Sasaki nói:"Chúng tôi biết rằng một sốloài động vật biển và một số loài chim có giấc ngủ tỉnh táo. Bộ não của chúng ta có thể cũng có một hệ thống không khác gì ởnhững con cá voi và cá heo"

Làm sao chúng ta có thể loại trừ FNE?

Nếu có thể kiểm soát được hiện tượng này, sẽ rất có ích cho những người thường xuyên đi du lịch vì công việc. Sasaki không có tất cả các câu trả lời ở giai đoạn này, nhưng cô tin rằng, theo thời gian, não của chúng ta có lẽ có thể điều chỉnh, và rằng "những người thường xuyên di chuyển đến nơi mới có thể không nhất thiết đều có giấc ngủ kém".

Kiểm soát được hiện tượng này, sẽ rất có ích cho những người thường xuyên đi du lịch vì công việc. (Ảnh từ Internet)

Cô khuyên mọi người nên mang theo gối dùng riêng của mình khi đến một nơi ở mới. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng có một giấc ngủ sâu vì sự quenthuộc, nhưnglời khuyên có vẻchưa chắc chắn lắm để làm theo.

Giấc ngủ vẫn còn giữ nhiều bí ẩn, và làmột chủ đề rất hấp dẫn luôn kích thíchcác nhà khoa học tiếp tục điều tra, khám phá.

Duy Long(theo MNT)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chung cư Hà Nội 'ngáo giá' và cảnh báo nguy cơ vỡ 'bong bóng'
Theo báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường, căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong nhiều năm gần đây.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao bạn thường khó ngủ ở một nơi mới?