Cho trẻ sớm tiếp xúc với âm nhạc có thể giúp trẻ phát triển một loạt các kỹ năng nhận thức, giúp chúng học nói nhanh hơn, theo Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ.

Tiếp xúc với âm nhạc sớm có lợi cho não bộ của trẻ tập nói

Lê Phúc Vinh | 28/04/2016, 06:43

Cho trẻ sớm tiếp xúc với âm nhạc có thể giúp trẻ phát triển một loạt các kỹ năng nhận thức, giúp chúng học nói nhanh hơn, theo Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ.

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc cho trẻ sớm tiếp xúc với âm nhạc có thể giúp trẻ cải thiện khả năng xử lý âm thanh và phát triển khả năng nói tốt hơn. Ngoài ra, khi cho trẻ tiếp xúc với các thể loại phong cách âm nhạc khác nhau, thì trẻ cũng nhận được những tác động và ảnh hưởng khác nhau.

Các nhà khoa học từ Đại học Washington ở Seattle, Washington, Mỹ, đã nghiên cứu ảnh hưởng đến khả năng tập nói của trẻ 9 tháng tuổi khi chúng được tiếp xúc sớm với âm nhạc.

Trẻ tiếp xúc với âm nhạc sớm sẽ tập nói tốt hơn và phát triển nhiều khả năng có lợi khác. (Ảnh từ Internet)

Những đứa trẻ tham gia cuộc thử nghiệm này đang tập nói các từ đơn ngữ, và chúng tiếp xúc với âm nhạc trong điều kiện cũng tương tự nhau. Không ai trong số các bậc cha mẹ của chúng là nhạc sĩ.

Các nhà khoa học chia những đứa trẻ tham gia nghiên cứu làm 2 nhóm. Một nhóm được tập nói và cho nghe các bản thu âm các bản nhạc trong 12 buổi, mỗi lần kéo dài 15 phút, trong khoảng thời gian 4 tuần. Và một nhóm tập nói với các mô hình, hình khối, đồ chơi trong khoảng thời gian tương đương.

Sau thời gian nghiên cứu kéo dài 4 tuần, nhóm nghiên cứu sử dụng điện từ trường (MEG) để đo lường phản ứng thần kinh ở trẻ sơ sinh.

MEG là một kỹ thuật không xâm lấn,dùng để nghiên cứu các hoạt động điện từ trường trong bộ não sinh vật. Nó đo được sự biến động liên tục của bộ não chi tiết đến 1/1.000 giây. Phương pháp này giúp các nhà khoa học nhận biết được não bộ hoạt động như thế nào.

Trong lúc dùng MEG, các đứa trẻ được nghe nhạc và âm thanh từ tiếng nói. Khi được nghe cả âm nhạc và lời nói, những đứa trẻ đã được tiếp xúc với âm nhạc sẽ hiển thị hoạt động thần kinh lớn hơn trong vùng vỏ não thính giác và não trước. Do đó các tác giả tin rằng tiếp xúc với âm nhạc sớm trong cuộc sống có thể cải thiện khả năng giúp trẻ phát hiện các mẫu lời nói trong âm thanh phức tạp. Chính việc tiếp xúc sớm với âm nhạc giúp trẻ có các thay đổi liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ.

Các nhà nghiên cứutin rằng tiếp xúc với âm nhạc sớm trong cuộc sống có thể cải thiện khả năng giúp trẻ phát hiện các mẫu lời nói trong âm thanh phức tạp. (Ảnh từ Internet)

Các nhà khoa học cũng nhận thấy ngoài việc phát triển khả năng ngôn ngữ, trẻ còn phát triển khả năng tư duy và hoạt động, vận động có lợi khác khi cho chúng tiếp xúc sớm với âm nhạc có chọn lọc.

Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa biết liệu trẻ lớn hơn có thể được hưởng lợi từ âm nhạc theo cùng một cách hay không. Họ đang có kế hoạch kiểm tra trẻ em ở các độ tuổi khác nhau trong tương lai.

           
   

Điện từ (MEG) là một kỹ thuật hình ảnh thần kinh chức năng cho hoạt động của não lập bản đồ bằng cách ghi lại từ trường tạo ra bởi dòng điện tự nhiên trong não, sử dụng máy đo từ rất nhạy cảm. Các ứng dụng của MEG bao gồm nghiên cứu cơ bản vào các quá trình não tri giác và nhận thức, khoanh vùng bị ảnh hưởng bởi bệnh lý trước khi tiến hành các phẫu thuật loại bỏ, xác định chức năng của các bộ phận khác nhau của não bộ. Điều này có thể được áp dụng trong các thử nghiệm lâm sàng để tìm điểm bất thường hoặc chỉ đơn giản là đo hoạt động của não bộ.

   
Duy Long (theoMedical News Today)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiếp xúc với âm nhạc sớm có lợi cho não bộ của trẻ tập nói