Thói quen ăn bánh mì của như một món ăn thường xuyên của người Việt, là thực phẩm ưa dùng hàng ngày. Theo các chuyên gia uy tín khẳng định bánh mì và các sản phẩm khác từ ngũ cốc chứa gluten là không cần thiết thậm chí còn gây hại cho sức khoẻ. 

Tại sao bánh mì có hại cho sức khỏe của bạn? Sự thật gây sốc

Một Thế Giới | 18/06/2015, 15:29

Thói quen ăn bánh mì của như một món ăn thường xuyên của người Việt, là thực phẩm ưa dùng hàng ngày. Theo các chuyên gia uy tín khẳng định bánh mì và các sản phẩm khác từ ngũ cốc chứa gluten là không cần thiết thậm chí còn gây hại cho sức khoẻ. 

Bánh mì được làm từ ít bột mì nhưng được nhào với bột nở khiến bánh phồng to lên, nên không chứa nhiều chất dinh dưỡng mà chỉ khiến con người cảm  thấy no tạm thời.
... nguyên nhân gây lão hoá

Theo thông tin trên tờ Authoritynutrition, bánh mì có hàm lượng Carbohydrate cao và có thể làm tăng mức độ đường trong máu. Ngay cả bánh mì ngũ cốc nguyên hạt cũng chưa hẳn  được làm ra từ ngũ cốc “nguyên hạt” thực sự. Chúng là ngũ cốc đã được nghiền thành bột rất mịn. Mặc dù quá trình này bảo quản chất dinh dưỡng, nhưng nó khiến cho các sản phẩm này được tiêu hóa quá nhanh.

Tinh bột trong bánh mì nhanh chóng bị biến đổi trong đường tiêu hóa và chuyển thành glucose đi vào máu. Điều này làm lượng đường và insulin trong máu nhanh chóng tăng đột biến.

Ngay cả bánh mì làm từ bột mì nguyên cám cũng làm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn nhiều so với kẹo.

Khi lượng đường huyết tăng lên nhanh chóng, nó có xu hướng đi xuống một cách nhanh chóng. Khi lượng đường huyết hạ, chúng ta trở nên đói.

Đây là tình trạng liên quan đến đường huyết quen thuộc với những người có chế độ ăn chứa hàm lượng Carbohydrate (Carbs) cao. Chẳng bao lâu sau khi ăn, họ nhanh chóng bị đói, và phải cần một bữa ăn nhẹ khác có hàm lượng carb cao.

Đường huyết tăng cũng có thể gây ra hiện tượng glycation ở cấp độ tế bào khi đường máu phản ứng với protein trong cơ thể (glycation là một tiến trình khi mức đường huyết cao kết hợp với các protein, tạo thành các protein không mong muốn). Đây là một trong các nhân tố gây ra quá trình lão hóa.
Các nghiên cứu về chế độ ăn hạn chế Carb (loại bỏ/ giảm tinh bột và đường) khuyến cáo rằng những người bị bệnh tiểu đường hoặc cần phải giảm cân nên tránh tất cả ngũ cốc.
Vì hầu hết bánh mì được chế biến từ lúa mì nghiền thành bột. Chúng dễ dàng được tiêu hóa và nhanh chóng làm tăng lượng đường và insulin trong máu, có thể dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu vượt mức và kích thích ăn quá nhiều.
Giờ đây nhiều chuyên gia y tế uy tín khẳng định bánh mì và các sản phẩm khác từ ngũ cốc chứa gluten là không quá cần thiết mà còn có khả năng gây hại.

Lúa mì có chứa một lượng lớn protein gọi là gluten. Protein này có các đặc tính giống như keo (do đó có tên gọi gluten) đảm bảo tính mềm dẻo, đàn hồi của chất bột. Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy rằng : một tỷ lệ đáng kể dân số nhạy cảm với gluten.

Khi chúng ta ăn bánh mì có chứa gluten (lúa mì, lúa mì spenta, lúa mạch đen và lúa mạch), hệ thống miễn dịch trong đường tiêu hóa của chúng ta “tấn công” các protein gluten.

Các thử nghiệm kiểm soát trên cơ thể người không có bệnh celiac (là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten) cho thấy rằng gluten làm hư lại bức tường của hệ tiêu hóa, gây đau, chướng bụng, đi ngoài không ổn định và mệt mỏi.

Nhạy cảm với gluten cũng liên quan đến một số trường hợp bệnh tâm thần phân liệt và thất điều tiểu não – hai tình trạng rối loạn nghiêm trọng của não bộ.

Có lẽ Gluten gây hại cho hầu hết mọi người, chứ không chỉ những người được chẩn đoán mắc bệnh celiac hay nhạy cảm với gluten. Bánh mì được chế biến từ các loại ngũ cốc chứa gluten. Gluten gây ra một phản ứng miễn dịch ở đường tiêu hóa của những người nhạy cảm. Điều đó có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa, đau, đầy hơi, mệt mỏi và các triệu chứng khác. Hầu hết các loại bánh mì có chứa đường hoặc siro ngô có lượng fructose cao, giống như các loại thực phẩm chế biến khác.

Đường gây nhiều tác dụng phụ và ăn thực phẩm chế biến có chứa đường có thể tác động xấu đến sức khỏe.

Hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa axit phytic “ngăn ngừa dinh dưỡng”.

Axit phytic là một phân tử liên kết mạnh mẽ với khoáng chất cần thiết như canxi, sắt và kẽm, khiến chúng không được hấp thụ.

Ngâm ngũ cốc trước khi chế biến có thể làm suy giảm axit phytic, và nâng cao hàm lượng các khoáng chất có sẵn.

Bánh mì đều có chứa đường, thứ cực kỳ có hại cho bạn. Chúng cũng chứa chất “ngăn ngừa dinh dưỡng” cản trở hấp thụ các khoáng chất như canxi, sắt và kẽm.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu rất ít trong bánh mì. Không có chất dinh dưỡng nào trong bánh mì mà bạn không thể lấy được từ các loại thực phẩm khác, thậm chí với hàm lượng lớn hơn.

Ngay cả bánh chế biến từ lúa mì nguyên cám cũng không bổ dưỡng như bạn nghĩ.

Không chỉ hàm lượng chất dinh dưỡng thấp so với các loại thực phẩm tươi, nó còn làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác.

Calo cho calo, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có chứa một lượng thấp chất dinh dưỡng so với các loại thực phẩm tươi như rau quả.

Các axit phytic cản trở sự hấp thụ các khoáng chất như sắt, kẽm và canxi.

Bằng cách gây tổn hại niêm mạc ruột, gluten làm giảm hấp thụ của tất cả các chất dinh dưỡng.

Ngũ cốc không chứa tất cả các axit amin thiết yếu, do đó nó rất nghèo protein cần thiết cho con người.

Sợi mì có thể làm cơ thể bạn đốt nguồn dự trữ Vitamin D nhanh hơn nhiều và góp phần vào sự thiếu hụt vitamin D, tình trạng đó liên quan tới các bệnh ung thư, tiểu đường và cả tử vong.

Điểm mấu chốt: Hầu hết các loại bánh mì không phải là chất bổ dưỡng và protein trong bánh mì không được sử dụng nhiều. Niêm mạc ruột bị tổn hại cùng với axit phytic làm giảm hàm lượng của các chất dinh dưỡng. Lúa mì cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu vitamin D.

Trong một nghiên cứu, 36 người được chọn ngẫu nhiên phân thành hai nhóm. Họ được hướng dẫn để ăn hoặc ngũ cốc yến mạch hoặc ngũ cốc lúa mì nguyên hạt. Sau 12 tuần, các nhà nghiên cứu đo nồng độ lipid trong máu của cả hai nhóm.

Các ngũ cốc yến mạch làm giảm cholesterol LDL và LDL nhỏ, dày đặc. Về cơ bản, yến mạch nguyên hạt cải thiện đáng kể tình trạng mỡ máu.

Tuy nhiên, các ngũ cốc lúa mỳ làm tăng tổng cholesterol LDL lên 8% và LDL nhỏ, dày đặc lên một con số khổng lồ 60%.

LDL nhỏ, dày đặc là loại cholesterol có liên quan chặt chẽ đến bệnh tim.

Điều này có nghĩa là lúa mì nguyên cám gây hại đáng kể đến mỡ máu và có thể làm tăng mạnh nguy cơ mắc bệnh tim.

 Thông điệp cần nhớ

Bất cứ ai cần giảm cân, có vấn đề về tiêu hóa hoặc bằng cách nào đó bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống phương Tây thì nên loại bỏ bánh mì và các nguồn thực phẩm khác từ ngũ cốc chứa gluten.

Nếu thành ruột bị hư hại, lượng đường trong máu tăng nhanh, đầy bụng, mệt mỏi và LDL nhỏ, dày đặc tăng 60%, vẫn không phải là một lý do chính đáng để ngừng ăn bánh mì, thì có lẽ không còn gì hợp lý hơn nữa.

N.V (tổng hợp)


Bài liên quan
Tiệm bánh mì Việt Nam nổi tiếng tại Singapore
Một tiệm bánh mì Việt tại khu dân cư Choa Chu Kang của Singapore đã tạo nên tiếng vang trên mạng xã hội thời gian gần đây.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao bánh mì có hại cho sức khỏe của bạn? Sự thật gây sốc