Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân thông báo Trung Quốc đang đóng tàu sân bay thứ 2 hoàn toàn bằng công nghệ trong nước, tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 31.12.2015.

Tại sao Trung Quốc chính thức xác nhận đóng tàu sân bay thứ 2?

Một Thế Giới | 02/01/2016, 05:33

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân thông báo Trung Quốc đang đóng tàu sân bay thứ 2 hoàn toàn bằng công nghệ trong nước, tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 31.12.2015.

Theo thông tin chính thức của Trung Quốc thì tàu sân bay đang được đóng sẽ có lượng rẽ nước 50.000 tấn và đang được đóng tại xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức xác nhận đóng tàu sân bay mới, dù trước đó, các tạp chí quân sự trên thế giới đã đăng các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một chiếc tàu sân bay đang được đóng tại Đại Liên.
Ông Dương Vũ Quân khẳng định tàu sân bay mới có khả năng triển khai máy bay chiến đấu J-15 và có một đường dốc cho phép máy bay cất cánh kiểu nhảy cầu (ski-jump). Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc không cho biết lúc nào tàu sân bay mới sẽ đi vào hoạt động.
Khi được báo chí hỏi liệu Trung Quốc có kế hoạch đóng tàu sân bay thứ 3 hay không, ông Dương Vũ Quân nói các cơ quan có thẩm quyền liên quan sẽ xem xét nhiều yếu tố trước khi ra quyết định.
Vậy, vì sao một dự án lớn như đóng tàu sân bay, vốn đã được các chuyên gia quân sự nước ngoài biết từ lâu lại được Trung Quốc "công khai" ngay ngày cuối năm.
Theo các chuyên gia quân sự, thông báo trên của Trung Quốc được đưa ra giữa lúc các nước láng giềng đang lo ngại về cách hành xử hung hăng của Bắc Kinh tại biển Đông. Nếu có thêm tàu sân bay, Trung Quốc có thể rút ngắn khoảng cách tụt hậu quân sự so với Mỹ, đồng thời kế hoạch kiểm soát toàn bộ biển Đông của họ cũng dễ bề thực hiện hơn.
Trung Quốc đang vận hành tàu sân bay Liêu Ninh, được tu tạo từ một xác tàu sân bay cũ mua lại từ Ukraine vào năm 1998. Tàu Liêu Ninh đã tham gia nhiều cuộc tập trận, bao gồm tập trận ở biển Đông nhưng vẫn chưa thể hoạt động đầy đủ do những vấn đề về công nghệ.
Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson gần đây đã nói rằng Nga và Trung Quốc là hai cường quốc quân sự, vì thế Mỹ cần phải có công nghệ quân sự tiên tiến hơn hai nước này một bậc.
Ông khẳng định mối đe dọa từ quân đội Trung Quốc không đơn thuần là "số lượng", mà nước này đang gia tăng phát triển năng lực công nghiệp quân sự. "Chúng ta đang tốt hơn họ, nhưng tốc độ là mối nguy hiểm. Chúng ta cần phải lấy lại đà nếu không muốn bị vượt mặt", Đô đốc Richardson cảnh báo.
Thiên Hà (theo The Washington Post)
Bài liên quan
Sự quan tâm trên thế giới với 'ô tô điện Trung Quốc' tăng vọt, bỏ lại 'nóng lên toàn cầu' phía sau
Dữ liệu từ Google Trends cho thấy thế giới hứng thú với các loại xe năng lượng sạch mới nhất hơn là những nguyên tắc cao cả đằng sau chúng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao Trung Quốc chính thức xác nhận đóng tàu sân bay thứ 2?