Tối 12.10, Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2021) chính thức được khai mạc.

Tăng cường hợp tác chuyển đổi số, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia

Thu Anh | 12/10/2021, 21:30

Tối 12.10, Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2021) chính thức được khai mạc.

Bộ TT-TT Việt Nam đã thống nhất với Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) tổ chức Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2021) trực tuyến, trên nền tảng số do Việt Nam nghiên cứu và xây dựng.

Thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia

Tổng thư ký ITU nhận định thành tựu đáng kể trong phát triển CNTT-TT khiến Việt Nam trở thành một mô hình tuyệt vời cho khu vực và thế giới.

Phát biểu tại sự kiện, theo Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng tập trung chủ yếu cho phát triển số. Đổi mới sáng tạo cũng chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế số và xã hội số. Phát triển số có thể coi là sự phát triển chủ đạo của nửa đầu thế kỷ 21.

"Việt Nam và các nước thành viên của ITU cam kết cùng nhau thúc đẩy hợp tác với trọng tâm là chuyển đổi số, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia", Bộ trưởng nói.

tang-cuong-hop-tac-chuyen-doi-so-thu-hep-khoang-cach-so-giua-cac-quoc-gia-2-.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ITU - Ảnh: VNN

Tham dự ITU Digital World 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Thế giới đang trải qua những biến động nhanh chóng, sâu sắc chưa từng có, đặc biệt do tác động của đại dịch COVID-19. Sự phát triển mạnh mẽ của KH-CN và quá trình chuyển đổi số trên toàn cầu đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với các quốc gia”.

Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định chuyển đổi số là hướng đi đúng đắn, vừa đảm bảo trạng thái hoạt động bình thường mới trên không gian số, vừa góp phần phục hồi kinh tế với sức khỏe và sự an toàn của người dân luôn được đặt lên hàng đầu.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ Việt Nam coi hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu, các nền tảng số quốc gia là yếu tố then chốt và nỗ lực tăng tốc lộ trình chuyển đổi số quốc gia.

Vì vậy, Thủ tướng cho rằng với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ và dịch vụ số, đề nghị ITU ưu tiên nghiên cứu đón đầu các vấn đề mới như xu thế ứng dụng và quản lý đối với dịch vụ Internet vệ tinh, các công nghệ AI, Blockchain, IoT…; khuyến nghị kịp thời các nước thành viên để điều chỉnh, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan.

tang-cuong-hop-tac-chuyen-doi-so-thu-hep-khoang-cach-so-giua-cac-quoc-gia.jpg
Việt Nam đã đẩy mạnh và phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ số - Ảnh: Internet

Khẳng định vai trò và ý nghĩa của công nghệ số

Trước đó, Thứ trưởng Bộ TT-TT Phan Tâm cho biết gần 2 năm qua, COVID-19 đã tạo ra cho thế giới và Việt Nam rất nhiều khó khăn và thách thức. Nhiều hoạt động kinh tế xã hội bị đình trệ, nhiều sinh hoạt thường ngày của người dân bị đảo lộn…

Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã nhận thức được và nhanh chóng đẩy mạnh và phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong phòng chống dịch bệnh, trong nỗ lực đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới.

Nhờ chuyển lên môi trường số mà nhiều hoạt động kinh tế xã hội đã được hồi phục, duy trì. Theo Thứ trưởng, việc đăng cai tổ chức sự kiện này là Việt Nam và Liên minh Viễn thông quốc tế ITU mong muốn tiếp tục khẳng định vai trò và ý nghĩa của công nghệ số đối với việc nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của các quốc gia trong ứng phó những biến động, thách thức toàn cầu như đại dịch COVID-19 hiện nay.

Các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ số đa dạng được các doanh nghiệp trong ngoài nước trưng bày tại Triển lãm cũng sẽ góp phần giải quyết các khó khăn, thách thức của đại dịch đối hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân...

ITU Digital World 2021 sẽ bao gồm nhiều hoạt động. Trong đó có triển lãm trực tuyến, với các gian hàng trực tuyến 2D và 3D sẽ được duy trì trong toàn bộ thời gian diễn ra sự kiện. 

Cùng với đó là các diễn đàn trực tuyến, bao gồm nhiều hội nghị, hội thảo chuyên đề và Hội nghị Bộ trưởng (12 - 14.10) hướng tới chủ đề chung “Cùng nhau xây dựng thế giới số”, theo 3 trụ cột: Hạ tầng cần thiết để chuyển đổi số; Đầu tư và tạo điều kiện chuyển đổi số thông qua chính sách; Các tác nhân chính cho chuyển đổi số.

Bài liên quan
Tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên
Chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức chuyển đổi số tại Thái Nguyên nhằm tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số, đặc biệt là trở ngại liên quan đến nguồn nhân lực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng cường hợp tác chuyển đổi số, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia