Các vấn đề viêm cơ tim hiếm gặp với vắc xin COVID-19 của Moderna ở 4 nước Bắc Âu có thể tạo lợi thế cho Pfizer nhưng chỉ ở mức độ nhẹ.

Tương lai của Moderna, Pfizer sau vấn đề an toàn ở 4 nước Bắc Âu

Sơn Vân | 12/10/2021, 17:51

Các vấn đề viêm cơ tim hiếm gặp với vắc xin COVID-19 của Moderna ở 4 nước Bắc Âu có thể tạo lợi thế cho Pfizer nhưng chỉ ở mức độ nhẹ.

4 quốc gia đã tạm dừng hoặc không khuyến khích sử dụng vắc xin COVID-19 của Moderna (Spikevax) ở một số nhóm tuổi. Thụy Điển sẽ không tiêm vắc xin mRNA cho bất kỳ ai dưới 30 tuổi.

Phần Lan đang ngừng sử dụng Spikevax cho nam giới dưới 30.

Đan Mạch sẽ không tiêm Spikevax cho bất kỳ ai dưới 18 tuổi.

Trong khi đó, Na Uy không khuyến khích bất kỳ ai dưới 30 tuổi nhận Spikevax.

Các nước Bắc Âu đã thực hiện những động thái này vì các vấn đề an toàn tiềm ẩn được tìm thấy trong một nghiên cứu do Cơ quan Y tế Công cộng của Thụy Điển thực hiện. Cơ quan này xác định rằng Spikevax có thể gây viêm cơ tim hoặc màng ngoài tim (màng bao quanh tim) trong một số trường hợp hiếm hoi.

Có một loại vắc xin mRNA khác trên thị trường ở cả bốn quốc gia này là Comirnaty của Pfizer. Pfizer được hưởng lợi hay bị ảnh hưởng bởi các vấn đề an toàn vắc xin COVID-19 của Moderna?

Lựa chọn thay thế

Các nhà chức trách chăm sóc sức khỏe Phần Lan có kế hoạch cung cấp Comirnaty cho nam thanh niên dưới 30 tuổi thay vì Spikevax. Na Uy đang khuyến khích mạnh mẽ bất kỳ ai dưới 30 tuổi tiêm vắc xin COVID-19 do Pfizer - BioNTech phát triển thay vì của Moderna.

Về cơ bản, Comirnaty đã trở thành lựa chọn thay thế vắc xin của Moderna cho các nhóm nhân khẩu học bị ảnh hưởng. Tại sao lại như vậy vì cả Comirnaty và Spikevax đều sử dụng công nghệ mRNA tương tự nhau?

van-de-an-toan-o-4-nuoc-bac-au-anh-huong-the-nao-den-vac-xin-covid-19-cua-moderna-va-pfizer.jpg
Vắc xin COVID-19 của Pfizer và Moderna đều sử dụng công nghệ mRNA 

Đã có một số trường hợp được báo cáo về viêm cơ tim khi sử dụng Comirnaty. Tuy nhiên, những báo cáo đó ít thường xuyên hơn so với Spikevax. Hai nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Israel cho thấy nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim ở nam giới trẻ tuổi đến từ Comirnaty là rất thấp, với một nghiên cứu cho thấy xác suất khoảng 1 trong 50.000.

Có lẽ sự khác biệt quan trọng nhất giữa hai loại vắc xin mRNA này là liều lượng. Liều 100 microgram của Spikevax cao hơn gấp ba lần so với liều 30 microgram của Comirnaty.

Tác động tài chính tối thiểu

Quyết định của một số quốc gia về việc đình chỉ hoặc không khuyến khích sử dụng Spikevax trong một số trường hợp nhất định đã gây thiệt hại cho cổ phiếu Moderna, với việc cổ phiếu giảm vào tuần trước khi có tin tức. Tuy nhiên, tác động tài chính tiêu cực với Moderna và tác động tài chính tích cực với Pfizer có lẽ sẽ ở mức tối thiểu.

Cả hai công ty Mỹ đều đã chốt các hợp đồng cung cấp vắc xin COVID-19 với Ủy ban châu Âu cho các nước thuộc Liên minh châu Âu (bao gồm Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển). Họ cũng có các thỏa thuận cung cấp riêng biệt nhỏ hơn với Na Uy, quốc gia không phải là thành viên của EU.

Moderna đã nhận được đơn đặt hàng từ Ủy ban Châu Âu cho 460 triệu liều Spikevax đến nay. Ít nhất 150 triệu liều trong số đó được lên kế hoạch giao vào năm 2022.

Pfizer - BioNTech đang cung cấp 600 triệu liều Comirnaty cho Liên minh châu Âu trong năm nay và 900 triệu liều khác sẽ được giao vào năm 2022, 2023.

Dữ liệu từ nghiên cứu của Thụy Điển đã được gửi đến Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) để xem xét. Có thể các quốc gia châu Âu lớn hơn khác cũng có thể thực hiện các động thái tương tự như các nước Bắc Âu đã làm với vắc xin COVID-19 của Moderna. Thế nhưng, các thỏa thuận cung cấp vắc xin COVID-19 có sẵn sẽ không bị ảnh hưởng bởi những quyết định đó.

Bức tranh lớn hơn

Liệu các vấn đề an toàn tiềm ẩn với Spikevax có thể tạo ra sự khác biệt trong vận mệnh của Moderna và Pfizer về lâu dài không? Ít nhất là các nước có thể chọn đặt hàng nhiều liều Comirnaty hơn và ít Spikevax hơn sau khi các thỏa thuận cung cấp hiện tại được thực hiện.

Tuy nhiên, những vấn đề an toàn được báo cáo này rất không phổ biến. An toàn chỉ là một trong những cân nhắc cho các thỏa thuận cung cấp trong tương lai. Hiệu quả cũng rất quan trọng. Đến nay, hiệu quả vắc xin COVID-19 của Moderna dường như được duy trì trong một thời gian dài hơn so với vắc xin Pfizer - BioNTech.

Ngoài ra, động lực của thị trường vắc xin COVID-19 có thể thay đổi đáng kể. Cả Pfizer và Moderna đều đang phát triển các loại vắc xin COVID-19 mới hơn nhắm mục tiêu cụ thể vào các biến thể SARS-CoV-2. Câu hỏi khác là tần suất tiêm các liều vắc xin COVID-19 tăng cường sẽ cần thiết sau năm 2022, nếu có.

Có lẽ kịch bản dễ xảy ra nhất với Moderna và Pfizer là phản ứng về các vấn đề an toàn từ các nước Bắc Âu sẽ không ảnh hưởng nhiều trong ngắn hạn hay dài hạn.

Vắc xin Moderna chống lại biến chủng Delta tốt nhất

Báo cáo của CDC đưa ra một số lý do giải thích tại sao vắc xin Moderna dường như mang lại hiệu quả ngăn ngừa cao các ca bệnh phải nhập viện. Thứ nhất, vắc xin Moderna chứa liều mRNA cao hơn Pfizer (100 microgam mRNA so với 30 microgam). Điều này có thể giải thích tại sao vắc xin của Moderna tạo ra kháng thể cao hơn của Pfizer từ 2 – 6 tuần sau khi tiêm.

Hai liều vắc xin Moderna cũng được tiêm cách nhau 4 tuần, cho phép nhiều thời gian hơn để tạo ra kháng thể. Hai liều vắc xin Pfizer được cách nhau 3 tuần.

Một nghiên cứu gần đây của Anh vẫn đang chờ sự đánh giá cho thấy vắc xin Pfizer có thể hoạt động tốt hơn với khoảng thời gian giữa hai liều kéo dài lâu hơn. Pfizer dường như tạo ra nhiều kháng thể hơn khi hai mũi được tiêm cách nhau từ 6 - 14 tuần so với cách nhau 3 – 4 tuần.

Các nhà nghiên cứu khác cũng gợi ý rằng vắc xin của Moderna cũng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm biến chủng Delta.

Một nghiên cứu vào tháng 8 từ Phòng khám Mayo chưa được đánh giá đã phát hiện ra rằng vắc xin của Moderna đã giảm 86% nguy cơ nhiễm vi rút SARS-CoV-2 ở bang Minnesota, Mỹ từ tháng 1 đến tháng 7.

Vào tháng 7, khi biến thể Delta chiếm hơn 70% số ca mắc COVID-19 ở Minnesota, mức bảo vệ đó đã giảm xuống còn 76%, mức giảm nhỏ so với Pfizer.

Vắc xin Pfizer đã giảm 76% nguy cơ nhiễm vi rút SARS-CoV-2 từ tháng 1 đến tháng 7, nhưng sau đó mức bảo vệ giảm xuống còn 42%.

Bài liên quan
Moderna đặt mục tiêu cung cấp thêm 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 cho các nước thu nhập thấp
Hôm 8.10, Moderna cho biết đặt mục tiêu cung cấp 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 của mình cho các quốc gia có thu nhập thấp vào năm 2022, bên cạnh những liều mà họ cam kết với nền tảng chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tương lai của Moderna, Pfizer sau vấn đề an toàn ở 4 nước Bắc Âu