Năm 2021, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chưa bắt nhịp với kinh tế thế giới. Trong khi nhiều nước đảo chiều từ tăng trưởng âm của 2020 sang dương 2021 thì Việt Nam dự báo không đạt kế hoạch.

Tăng trưởng 2021: Việt Nam cần làm gì để bắt nhịp lại với kinh tế thế giới?

Lam Thanh | 27/09/2021, 11:57

Năm 2021, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chưa bắt nhịp với kinh tế thế giới. Trong khi nhiều nước đảo chiều từ tăng trưởng âm của 2020 sang dương 2021 thì Việt Nam dự báo không đạt kế hoạch.

Sáng 27.9, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội.

Kinh tế chưa bắt nhịp với thế giới

Bày tỏ mong muốn có được nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết của các chuyên gia, các cơ quan đơn vị, các tổ chức quốc tế, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định các ý kiến của tọa đàm là kênh thông tin quý giá để Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước về kinh tế - xã hội.

Theo ông Nguyễn Đức Hải, đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 với diễn biến phức tạp ở các tỉnh miền Nam và nhiều địa phương trong cả nước. Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế dịch bệnh, phần nào kiểm soát được sự lây lan, số ca nhiễm theo ngày có dấu hiệu giảm.

Tuy nhiên, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài. Trong đó có các các tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung nhiều lao động, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu… đã gây tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội.

Năm 2021, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chưa bắt nhịp, đồng điệu với kinh tế thế giới. Trong khi kinh tế thế giới và nhiều nước đảo chiều từ tăng trưởng âm của 2020 sang tăng trưởng dương 2021 thì Việt Nam tăng trưởng 2021 dự báo không đạt kế hoạch và tăng không đáng kể so với 2020.

“Đây là vấn đề cần làm rõ nguyên nhân để có giải pháp phù hợp. Nhận diện các thách thức là rất quan trọng để triển khai thực hiện kế hoạch các tháng cuối năm 2021 và xây dựng kế hoạch 2022”, ông Hải nhấn mạnh.

duc-hai.jpg
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu

Phó chủ tịch Quốc hội cho biết, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tập trung khống chế dịch để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân và để tạo cơ sở cho việc khôi phục, phát triển kinh tế. Đồng thời duy trì, khôi phục hoạt động kinh tế để có năng lực, nguồn lực, điều kiện cho phòng, chống dịch. “Mục tiêu kép” đó rất cần ý kiến của các vị đại biểu để định hướng, đặt ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp.

Theo ông Hải, rất nhiều nội dung cần tập trung tháo gỡ cần được hiến kế như: Kinh nghiệm phản ứng với dịch của các nước trên thế giới, các chính sách, các gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ của các quốc gia trong đại dịch COVID-19 và bài học cho Việt Nam; giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô; giải pháp để kiểm soát lạm phát, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán; khôi phục thúc đẩy các hoạt động dịch vụ, các hoạt động bán lẻ, sản xuất công nghiệp; khắc phục việc đứt gãy chuỗi cung ứng; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; kiểm soát nợ xấu; tận dụng cơ hội từ các hiệp định FTA, thu hút đầu tư nước ngoài…

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, ngoài gói hỗ trợ 21,3 nghìn tỉ đồng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua, cần tăng khả năng tiếp cận vốn hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp.

Theo đó, nên xem xét hỗ trợ cả các hãng hàng không tư nhân (theo hướng cho phép cho vay theo lãi suất thỏa thuận, có ưu đãi đối với hãng hàng không đang bị thua lỗ nhưng triển vọng phục hồi trung – dài hạn là tích cực). Tăng khả năng tiếp cận vốn, hỗ trợ thanh khoản đối với DNNVV có trọng tâm, trọng điểm, có thời hạn cụ thể.

Bên cạnh việc gia hạn một số chính sách hỗ trợ hiện tại, ông Lực khuyến nghị Chính phủ xem xét ban hành các gói hỗ trợ tiếp theo, với tổng giá trị bổ sung khoảng gần 40 nghìn tỉ đồng (0,62% GDP năm 2020).

Cụ thể, mở rộng đối tượng hỗ trợ người lao động tới tất cả lao động phi chính thức (lao động tự do) với mức trợ cấp 1 triệu đồng/người với quy mô 29.300 tyỉ đồng (khoảng 29,3 triệu người, chiếm 53,7% lực lượng lao động là lao động tự do), ngoài phần hỗ trợ riêng của các địa phương theo Nghị quyết 68.

quoc-hoi.jpg
Toàn cảnh tọa đàm

TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) TS đánh giá, Chính phủ vẫn hướng tới “mục tiêu kép”, song cũng lắng nghe, cân nhắc với tinh thần cầu thị hơn với những đề xuất mới, như cho phép các nhà máy trong khu công nghiệp duy trì sản xuất trong điều kiện bảo đảm phòng chống dịch.

Bà Trần Thị Hồng Minh cho hay, nghiên cứu của CIEM công bố vào tháng 4/2021 đã kiến nghị ba giai đoạn trong chương trình phục hồi kinh tế, trong đó đều nhấn mạnh yêu cầu thực hiện hiệu quả các chính sách.

Giai đoạn 1 (đến quý 1/2022): Ưu tiên phòng chống dịch COVID-19, kết hợp với chính sách kinh tế vĩ mô (kể cả thúc đẩy giải ngân đầu tư công) để hỗ trợ cho doanh nghiệp “trụ vững” qua thời kỳ khó khăn, và duy trì cải cách môi trường kinh doanh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 2 (đến hết năm 2023): sau khi kiểm soát dịch COVID-19, tiến hành nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để kích cầu cho nền kinh tế, đồng thời tạo thêm “sức bật” cho doanh nghiệp. Duy trì và đổi mới cải cách môi trường kinh doanh để tạo thêm không gian cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 3 (sau năm 2023): Bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô, hướng tới củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, và thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế sâu rộng hơn.

CIEM cũng khuyến nghị vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực (đặc biệt cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung Quốc, diễn biến dịch COVID-19, ứng xử với dòng vốn FDI, kịch bản thương mại với Mỹ, kịch bản mở rộng CPTPP và kịch bản phê chuẩn RCEP, rủi ro khủng hoảng nợ toàn cầu...); khuyến khích các mô hình kinh tế mới ở thị trường trong nước như kinh tế số, thương mại điện tử, kinh tế tuần hoàn…

Bài liên quan
Thủ tướng: Vùng Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, vùng Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng của đất nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng trưởng 2021: Việt Nam cần làm gì để bắt nhịp lại với kinh tế thế giới?