Tháng 8 vừa rồi, tàu sân bay USS John C.Stennis (CVN-74) của hải quân Mỹ kết thúc đợt hoạt động dài 7 tháng ở Tây Thái Bình Dương. Trang web USNI News của Viện Nghiên cứu hải quân Mỹ ngày 12.9 đã phỏng vấn hạm trưởng Greg Huffman để tìm hiểu xem tàu sân bay đã làm gì ở Biển Đông.

Tàu Trung Quốc từng bám sát tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông

Anh Đào | 20/09/2016, 19:01

Tháng 8 vừa rồi, tàu sân bay USS John C.Stennis (CVN-74) của hải quân Mỹ kết thúc đợt hoạt động dài 7 tháng ở Tây Thái Bình Dương. Trang web USNI News của Viện Nghiên cứu hải quân Mỹ ngày 12.9 đã phỏng vấn hạm trưởng Greg Huffman để tìm hiểu xem tàu sân bay đã làm gì ở Biển Đông.

Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, một chiến hạm Mỹ (tàu sân bay USS John C.Stennis) được triển khai đặc biệt so với hoạt động qua lại đơn thuần tại khu vực Trung Đông.

Trong kế hoạch chuyển hướng tập trung vào khu vực Thái Bình Dương, lần triển khai này là cơ hội tốt để tàu sân bay USS John C.Stennis luyện tập các kỹ năng chiến đấu cao cùng với nhóm tàu sân bay khác, diễn tập với các nước đồng minh cùngđối tác khu vựcvà có liên lạc chuyên nghiệp với các tàu Trung Quốc theo giám sát tàu sân bay USS John C.Stennis từ trước.

Phó tổng thống Joe Biden trò chuyện với hạm trưởngGreg Huffman trên tàu sân bayUSS John C.Stennis ngày 14.7.2016 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Hai tàu sân bay hoạt độngcùng lúc cùng nơi

Cùng lúc với nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C.Stennis được triển khai 7 tháng ở Thái Bình Dương, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đóng ở cảng tạiNhật Bảncũng trở lại hoạt động sau thời gian bảo dưỡng. Sự kiện này là ít xảy ra bởihải quân Mỹ không mấy khitriển khai hai tàu sân bay cùnghoạt động trên mộtbiển.

Theo chu kỳ bảo dưỡng và triển khai, các hoạt động của hai tàu sân bay thường chỉ diễn ra tại các buổi diễn tập lên sẵn kế hoạch như cuộc tập trận Valiant Shield. Chính vì vậy, hoạt động kết hợp của hai tàu sân bay John C.Stennis và Ronald Reagan giúp mỗi tàu tự rà soát công tác chỉ huy và kiểm soát vấn đề tốt hơn.

Hạm trưởng Greg Huffman giải thích: “Một trong những thách thức khi đem hai tàu lại gần nhau vì chúng từng hoạt động như các thực thể độc lập, vậynên chúng tôi phải tìm ra phương thức kết hợp chúng lại – bao gồm các yếu tố cơ bản như liên lạc qua cao độ và tần số radio và giảm thiểu nguy cơ va chạm”.

Ông nhấn mạnh cuộc tập trận Valiant Shield thỉnh thoảng kết hợp 3tàu sân bay nhưng đã được hoạch định sẵn kế hoạch chỉ huy và kiểm soát.

Hai tàu sân bay USS John C.Stennis vàUSS Ronald Reagan cùng hoạt động - Ảnh: Hải quân Mỹ

Trong hoạt động kết hợp hai tàu sân bay trên vùng biển Philippines, hai nhóm tác chiến tàu sân bay gồm 2tàu sân bay, 3tàu tuần dương, 6tàu khu trục và 2 phi đội đã chụp ảnh trước khi diễn tập tấn công tầm xa và chiến đấu không đối không.

Hai phi đội 5 và 9 đã lần lượt đóng vai đối thủ và cuối cùng chia thành hai đội quân xanh và quân đỏ.

Hạm trưởng Greg Huffman nói: “Một trong những lợi ích của việc kết hợp các tàu hoặc máy bay nhằm hiểu rõ các phương thức chỉ huy và kiểm soát hạm đội đồng thời trao đổi đểqua đó xử lý tình huống tốt hơn”.

Tàu Trung Quốc luôntheo sát

Hạm trưởng Greg Huffman cho biết ông đã làm việc ở khu vực Thái Bình Dương từkhoảng 10 năm trước và điểm khác biệt rõ rệt giữa lúc trướcvà hiện nay là Trung Quốc và hải quân Trung Quốc đã giám sát tàu sân bay USS John C.Stennis gần như liên tục.

Ông kể: “Lần đầu tiên chúng tôi triển khai tại vùng biển Philippines cũng là lần đầu tiên chúng tôi có tương tác với hải quân Trung Quốc thông qua một trong những tàu trinh sát điện tử AGI của họ. Họ đến và giữ khoảng cách cơ bản khoảng 3-5 hải lýhoặc 10 hải lý so với tàu chúng tôi nhưng chưa bao giờ tiếp cận quá gần hay quá xa. Đâylà một dạng nhiệm vụ từ thời chiến tranh lạnh từng được Liên Xô sử dụng để giám sát”.

Ông nói: “Chính vì vậy, chúng tôi đã có tương tác với họ (Trung Quốc) bằng tất cả phương thức tại vùng biển Philippines và tiếp tục việc này khi vào Biển Đông. Như vậy luôn luôn có một hoặc hai tàu Trung Quốctheo chúng tôi”.

Hạm trưởng Huffman cho biết hải quân Mỹ và hải quân Trung Quốc liên lạc với nhau để duy trì môi trường hoạt động an toàn cho tất cả tàu và máy bay chiến đấu chứ không giống như đợt chạm trán giữa Mỹ với Nga và Iran gần đây, khi hai nước ấy cho máy bay chiến đấu và tàu bámsát máy bay và tàu chiếnMỹ một cách nguy hiểm mà không thông báo ý định hay tuyến đường.

Phi đội máy bay bay thành đội hình trên tàu sân baybayUSS John C.Stennis trong cuộc biểu diễn trênBiển Đông ngày17.5.2016 - Ảnh: Hải quânMỹ.

Ông tường thuật: “Chúng tôi liên lạc khá thường xuyên với các tàu Trung Quốc bằng tần số liên lạc riêng để cho họ biết mục đích của chúng tôi và khi nào chúng tôi di chuyển. Đơngiản là chúng tôi muốn cho họ biết khi nào tàu sân bay sẽ xoay để họ có thể lường trước và không rơi vào các tình huống thiếu an toàn chỉ vì lập trường hàng hải khác nhau như triển khai không đúng nơi để sau đó có thể ứng phó thật nhanh. Đây là một hình thức cho và nhận, một cách tương tác chuyên nghiệp. Phía Trung Quốc rất chuyên nghiệp khi trao đổi qua điện đài. Mỗi lần tương tác đều mang tính tích cực”.

Hạm trưởngHuffman cũng cho biết thêm nhóm tác chiến tàu sân bay không có bất kỳ diễn tập qua lại chính thức hay gặp gỡ theo kế hoạch với các tàu hải quân Trung Quốc. Nhưng trong thờigian tàuhoạt động ở Biển Đông hay biển Philippines, gần như lúc nào cũng có một tàu khu trục hay một tàu trinh sát điện tử của Trung Quốc hiện diện ở cách tàu sân bay USS John C.Stennis vài hải lý.

Hiện diện ở Tây Thái Bình Dương

Theo một cách nào đó, hoạt động triển khai tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương cũng giống với hoạt động triển khai gần đây của hải quân Mỹ tại Trung Đông. Tàu sân bayđón máy bay liên tục 12 giờ/ngàyvà số lượng phi đội cũng bằng với số lượng triển khai tại Trung Đông. Hạm đội luôn chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Nhưng tất nhiên, các máy bay không thả bom tấn công đối thủ.

Tàu sân bay USS John C.Stennis tập trung vào nhiệm vụ bảo đảm tự do hàng hải, cho thấy sự hiện diện của Mỹ và truyền đi thông điệp rằng các vùng biển quốc tế luôn dành cho mọi quốc gia.

Hạm trưởng Greg Huffman cho biết nhiệm vụ này không công khai như ném bom vào các mục tiêu của tổ chứcNhà nước Hồi giáo (IS) tại Trung Đông nên điều thách thức là giữ các thủy thủ tập trung duy trì hiện diện. Ông tán dương các sĩ quan vì đã giữ được yếu tố chuyên nghiệp và sẵn sàng đối với nhiệm vụ được giao.

Ông đánh giá: “Tôi hiểu rõ điều chúng tôi đang làm và tại sao điều đóquan trọng, cơ bản là để duy trì sự hiện diện của Mỹ tại đó và để các đồng minh và đối tác Mỹ thấy chúng tôi ở đóvì họ và hỗ trợ để các giá trị toàn cầu luôn được áp dụng”.

Tàu sân bayUSS John C.Stennis trên Biển Đôngngày 7.8.2016 - Ảnh Hải quân Mỹ.

Hạm trưởng Huffman cho biết có khoảng 580 khách mời đã tham dự trong suốt đợt triển khai, điều đó đòi hỏi độ tập trung cao – cộng thêm cơ hội để làm việc với các đối tác quốc tế. Hạm đội đã tổ chức các đợt diễn tập qua lại (PASSEX) chính thức với các tàu của Úc và Pháp. Hạm đội cũng tham gia các buổi diễn tập song phương và đa phương với hải quân của Philippines, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Ông ghi nhậnhải quân Mỹđã dành hầu hết thời gian để làm việc với lực lượng phòng vệ Nhật, gọi họ là “các nhà hàng hải cực kỳ chuyên nghiệp và tuyệt vời để hợp tác cùng”. Ông cho biết cũng giao lưu với sĩ quan hải quân Ấn Độ trong cuộc tập trận Malabar và sau đó gặp lại vào cuối giai đoạn triển khai ở cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2016 tại Hawaii.

Nhìn lại thời gian 7 tháng, ông chia sẻ đó là một trong những hoạt động thành công nhất ông đã từng tham gia.

Tàu sân bay USS John C.Stennis đang thả neo tại cảng Bremerton ở Washington để chờ đợi nhiệm vụ tiếp theo. Hạm trưởng Huffman cho biết tàu sẽ hoạt động trên biển vào mùa thu năm nay cho đợt tập huấn và các yêu cầu khác rồi mới đưa vào bảo dưỡng vào đầu năm 2017.

Anh Đào
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu 4 Ủy viên Bộ Chính trị
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu Trung Quốc từng bám sát tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông