Ngày 9.9, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã lên án hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, sử dụng quyền lực phá hoại trật tự quốc tế ở châu Á - Thái Bình Dương. Ông hối thúc chính phủ Mỹ đẩy mạnh quân sự để bảo vệ các đồng minh trong khu vực.

TNS John McCain: ' Trung Quốc phá vỡ cam kết trong DOC với các nước láng giềng'

Gia Khang | 14/09/2016, 10:37

Ngày 9.9, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã lên án hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, sử dụng quyền lực phá hoại trật tự quốc tế ở châu Á - Thái Bình Dương. Ông hối thúc chính phủ Mỹ đẩy mạnh quân sự để bảo vệ các đồng minh trong khu vực.

Trang web The Washington Free Bacon ngày 12.9 (giờ địa phương) đưa tin phát biểu về chính sách của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương tại Quỹ Di sản hôm 9.9.Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, nhận định Trung Quốc đang sử dụng vị trí và quyền lực lớn mạnh để gây rối trật tự thế giới và theo đuổi chính sách “đe dọa và ép buộc” để bịt miệng các nước láng giềng.

Trung Quốc hung hăng hơn dưới thời ông Tập

Ông McCain cáo buộc Trung Quốc đã lợi dụng thương mại như vũ khí và sử dụng khả năng mạng để tấn công các nước đối đầu. Ông lên án Trung Quốc đã tiến hành xâm nhập quân sự xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku trên biển Hoa Đông và bồi đắpxây đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Ông nói: “Tại Biển Đông, Trung Quốc đã phá vỡ các cam kết với các nước láng giềng trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) cũng như các thỏa thuận gần đây với chính phủ Mỹ bằng hoạt động bồi đắp các thực thể tranh chấp và quân sự hóa Biển Đông với mức độ đáng báo động”.

Ông nhận xétthái độ hung hăng của Trung Quốc đã tăng nhanh đáng kểdưới sự lãnh đạo hiện nay của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông đã đưa ra bình luận về chuyến công du dài ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama đến châu Á, qua đó bộc lộ mốiquan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tổng thống Obama tham dự hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ tại Lào ngày 8.9.2016 - Ảnh: YouTube

Đầu tuần rồi, Tổng thống Obama đã tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Trung Quốc), sau đó tham dự hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ và hội nghị cấp cao Đông Á tại Lào.

Nhà Trắng đánh giá chuyến công du của Tổng thống Obama là thành công và nhấn mạnh đến nỗ lực của ông Obama trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Trước hội nghị thượng đỉnh G20, ông Obama và ông Tập Cận Bình đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã thảo luận hồi năm ngoái.Tuy nhiên, theo trang web The Washington Free Bacon, chuyến công du cũng đã bộc lộ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, nhất là về hành vi gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Cách ứng xử của Trung Quốc khiến các nước phải sợ

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước châu Á - Thái Bình Dươngngày càng xấu đi bởi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết khu vực Biển Đông và hành động cải tạo trái phép các đảo nhân tạo.

Trung Quốc còn bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài công bố ngày 12.7 khẳng định các tuyên bố đòi chủ quyền của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử.

Thượng nghị sĩ John McCain đánh giá hành động củaTrung Quốc như một “gã du côn”, ám chỉ đến việc nước này từ chối tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế. Ông nhấn mạnh: “Hành động này của Trung Quốc nhằm buộc các nước trong khu vực và trên thế giới phải im lặng và đe dọa hậu quả xảy ra đối với các nước ủng hộ phán quyết trọng tài. Phán quyết này mang tính chất chung cuộc”.

Ông đánh giá cách ứng xử của Trung Quốc, bao gồm hành động bác bỏ phán quyết trọng tài, đã khiến các nước trong khu vực phải khiếp sợ.

Trung Quốc tập trận gần quầnđảo Hoàng Sa ngày 8.7.2016 - Ảnh: THX

Chính quyền của Tổng thống Obama đang ra sức ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách gây hấn ở Biển Đông thông qua các kênh ngoại giao. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục bồi đắp xây đảo nhân tạo, xây dựng đường băng cũng như triển khai máy bay và tên lửa đến một số lãnh thổ tranh chấp.

Bắc Kinh vẫn tiếp tục cách hành xử này bất chấp Lầu Năm Góc cảnh báo về hành động quân sự hóa của nước này trong khu vực. Hải quân Mỹ đã tiến hành tuần tra gần các đảo nhân tạo trên Biển Đông trong giới hạn cho phép của các quy định về tự do hàng hải và đã bị các quan chức Trung Quốc chỉ trích.

Trong chuyến công du đến châu Á lần này, Tổng thống Obama nhấn mạnh cam kết giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông một cách hòa bình và thông qua con đường ngoại giao.Ông phát biểu tại hội nghị cấp cao với ASEAN: “Chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, bao gồm ở Biển Đông”. Ông khẳng định phán quyết trọng tài đã làm rõ các quyền hàng hải trong khu vực.

Mỹ phải duy trì trạng thái cân bằng quân sự thuận lợi

Thượng nghị sĩ John McCain đề nghịMỹ cần “duy trì trạng thái cân bằng quân sự thuận lợi trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương” để bảo đảm các lợi ích quốc gia và bảo vệ các đồng minh của Mỹ.

Ông đề nghị: “Điều này bắt đầu bằng nỗ lực tiếp tục tự do hàng hải, hàng không và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Rộng hơn, Mỹ phải đầu tư để tăng cường sự hiện diện trên không, trên biển và trên mặt đất để tạo một lá chắn phòng vệ ở phía Tây Thái Bình Dương”.

Trong chuyến công du đến châu Á trong tuần qua của Tổng thống Obama, đáng chú ý là Trung Quốc đã đưa một số tàu đến gần bãi cạn Scarborough đang có tranh chấp ở Biển Đông trong lúc hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra. Philippines đã yêu cầu lời giải thích cho sự gia tăng hiện diện hải quân này của Trung Quốc.

Philippines đã yêu cầu Trung Quốcgiải thích về các tàu gần bãi cạn Scarborough - Ảnh: Bộ Quốc phòng Philippines

Thượng nghị sĩ John McCain lo ngại Trung Quốc đang có ý định chiếm đoạt và cải tạo bãi cạn Scarborough thành đỉnh quân sự thứ ba trong tam giác ảnh hưởng của mình ở Biển Đôngcùng với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông khẳng định: “Kết quả như thế sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nước đồng minh thân thiết của Mỹ là Philippines… Chính quyền Mỹ hiện nay và sắp tới cần xem việc ngăn chặn ý đồ chiếm đoạt bãi cạn Scarborough như mục tiêu trọng tâm trong chính sách để bảo vệ tự do hàng hải”.

Ông Obama đang chịu nhiều chỉ trích từ đảng Cộng hòa về chính sách xoay trục sang châu Á rằng chính sách này không đủ nguồn lực và quyết tâm cần thiết. Sau vụ thử hạt nhân lần thứ năm và cũng là lớn nhất từ trước đến nay của CHDCND Triều Tiên, ngày 9.9, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan đã chỉ trích vụ thử là kết quả của thất bại từ chính sách nhẫn nhịn và xoay trục sang châu Á không cần thiết của chính quyền của Tổng thống Obama.

Gia Khang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Lập những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thời gian tới, Thủ tướng cho rằng cần phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TNS John McCain: ' Trung Quốc phá vỡ cam kết trong DOC với các nước láng giềng'