Tàu vũ trụ Chandrayaan-2 của Ấn Độ đã hoạt động được 1 năm trên quỹ đạo Mặt trăng và dự kiến kéo dài thêm 7 năm nữa, theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ.

Tàu vũ trụ Ấn Độ hoàn thành 4.400 vòng bay quanh Mặt trăng

22/08/2020, 13:00

Tàu vũ trụ Chandrayaan-2 của Ấn Độ đã hoạt động được 1 năm trên quỹ đạo Mặt trăng và dự kiến kéo dài thêm 7 năm nữa, theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ.

Tàu vũ trụ Chandrayaan-2 hoạt động trên quỹ đạo Mặt trăng - Ảnh: Space

Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết, sau một năm hoạt động, tàu vũ trụ Chandrayaan-2 đã đã hoàn thành 4.400 vòng bay quanh Mặt trăng. ISRO tuyên bố hôm 20.8: “Tàu vũ trụ vẫn hoạt động tốt, các hệ thống phụ đều vận hành bình thường. Nhiên liệu của Chandrayaan-2 đủ để hoạt động trong khoảng 7 năm nữa”.

Tàu vũ trụ Chandrayaan-2 đã hoạt động liên tục kể từ khi đến quỹ đạo Mặt trăng vào ngày 20.8.2019. Đầu tiên, con tàu cố gắng triển khai trạm đổ bộ Vikram xuống bề mặt Mặt trăng nhưng thất bại. Theo ISRO, mặc dù Vikram không tiếp đất an toàn nhưng kinh nghiệm từ nỗ lực này sẽ giúp ích cho việc thiết kế các trạm đổ bộ trong tương lai. Trong khi đó, Chandrayaan-2 vẫn tiếp tục công việc phía trên Mặt trăng.

Sau một năm hoạt động, Chandrayaan-2 đã lập bản đồ gần 4 triệu km2 diện tích đất trên Mặt trăng. Một khu vực được quan tâm là vùng lòng chảo Balmer-Kapteyn với lớp đất bề mặt nằm trên lớp đá bazan cổ xưa hơn. Khu vực này cho thấy những thay đổi xảy ra sau khi thiên thạch đâm vào bề mặt Mặt trăng với hệ thống hố va chạm rõ ràng.

Chandrayaan-2 cũng phát hiện ra một số gờ đất phân thùy được xem là những cấu trúc trẻ trên Mặt trăng nhưng khó phát hiện do kích thước nhỏ. Trước đây, Tàu quỹ đạo trinh sát Mặt trăng (LRO) của NASA cũng đã phát hiện ra các vết gấp và đứt gãy nhỏ như vậy ở vùng Mare Fecunditatis. Điều này cho thấy Mặt trăng đã teo lại dần dần khi phần lõi của vệ tinh này trở nên nguội đi theo thời gian từ lúc hình thành khoảng 4,5 tỉ năm trước.

Tàu vũ trụ của Ấn Độ cũng thường xuyên thu thập hình ảnh độ phân giải cao và dữ liệu khoa học liên quan đến bề mặt của Mặt trăng. Điều này giúp giới khoa học hiểu thêm về các đặc điểm địa chất của Mặt trăng, cũng như tìm ra các điểm hạ cánh cho các sứ mệnh lên vệ tinh này.

Hệ thống radar trên Chandrayaan-2 đang tiếp tục quan sát về băng nước ở các cực của Mặt trăng - một nguồn tài nguyên có thể có cho các nhiệm vụ trong tương lai. Các chuyên gia đang phân tích các dữ liệu lưu trữ do LRO và Chandrayaan-1 thu thập, để tìm hiểu xem băng nước có thể được tìm thấy ở đâu và ở dạng nào trên Mặt trăng.

ISRO cho biết thêm: “Các quan sát trong năm đầu tiên từ Chandrayaan-2 chứng minh hiệu suất hoạt động trên quỹ đạo và cho thấy khả năng đóng góp đáng kể vào khoa học của nó”.

Một số cuộc điều tra khác mà tàu vũ trụ đã thực hiện bao gồm phát hiện dấu vết của chất argon-40 (xác nhận các quan sát trong chương trình Apollo những năm 1960 và 1970), lập bản đồ khoáng vật của một số vùng nhất định trên Mặt trăng, chẳng hạn như Mare Tranquillitatis. Chandrayaan-2 thậm chí còn theo dõi gián tiếp hoạt động của Mặt trời, cung cấp thêm các quan sát cho các nhà khoa học trong việc tìm hiểu thời tiết không gian ảnh hưởng đến Trái đất như thế nào.

Vào tháng 1, Ấn Độ khẳng định sẽ khởi động một sứ mệnh kế nhiệm cho Chandrayaan-2, được gọi là Chandrayaan-3, nhưng chưa ấn định thời gian. Sứ mệnh lên Mặt trăng đầu tiên của Ấn Độ Chandrayaan-1 được phóng vào tháng 10.2008 và kết thúc hoạt động vào tháng 8.2009.

Long Hải (theo Space.com)

Bài liên quan
Nước khoáng Phú Ninh và sứ mệnh tiếp sức cho các thí sinh Hoa hậu Việt Nam Thời đại - Miss Vietnam Era 2024
Nước khoáng Phú Ninh là thương hiệu nước khoáng khá lâu đời, nổi tiếng tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên được nhiều người ưa chuộng. Phú Ninh được biết đến như là một sản phẩm nước khoáng chất lượng, có nguồn gốc đáng tin cậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu vũ trụ Ấn Độ hoàn thành 4.400 vòng bay quanh Mặt trăng