Nhiều người có chung một câu hỏi, năm Hợi có nên cúng thịt heo vào đêm Giao Thừa? Và có rất nhiều người kiêng kỵ, cho rằng đó là điều không nên.

Tết Kỷ Hợi, có nên kiêng cúng thịt heo vào đêm Giao thừa?

04/02/2019, 18:23

Nhiều người có chung một câu hỏi, năm Hợi có nên cúng thịt heo vào đêm Giao Thừa? Và có rất nhiều người kiêng kỵ, cho rằng đó là điều không nên.

Mâm cúng giao thừa - Ảnh: Vietnammoi

Không chỉ có năm Hợi mà những năm như Dậu, Tỵ, Sửu… là những năm có các con vật làm chủ thể, nhiều người nghĩ rằng không nên cúng thịt của các con vật đó trong những ngày đầu xuân mới, nhất là Giao thừa vì như thế là “ăn thịt” của chủ thể sẽ bị phạm húy, không đem lại may mắn, tài lộc…

Trên Gia đình và Xã hội PGS.TS Lê Quý Đức – Nguyên phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển cho rằng việc kiêng kỵ này là niềm tin vào một điều gì đó trong đời sống tâm linh. Chẳng ai cấm cản được niềm tin nhưng điều đó không có cơ sở khoa học. Trong 12 con giáp có những con không hề có trong thực tế như con rồng, có ai tìm được rồng để cúng giao thừa?.

Ông cho rằng suy nghĩ có tính chất duy tâm, duy cảm, cũng có nét duy vật thô sơ. Nó cũng có một chút tinh thần nhân văn đó là năm con vật chủ thể mà làm vậy là điều ác nên kiêng.

Đồng quan điểm, TS Lê Xuân Phương - chuyên gia phong thuỷ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu doanh nhân và doanh nghiệp Đông Nam Á - người dân kiêng kỵ như vậy là không có cơ sở khoa học.

Ông cho rằng mỗi vùng có cách bày tỏ tấm lòng thành kính với các vị thần linh một cách khác nhau. Có nơi cúng giao thừa bằng gà, bằng thịt lợn hay bằng cá. Miễn sao người dân thấy món ăn nào đã ăn quen và đi vào tiềm thức của mọi người thì sẽ chế biến món đó một cách công phu, để dâng cúng thần linh, tổ tiên với tấm lòng thành.

Và vì "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nên việc có cúng hay không tùy thuộc vào ý nguyện của từng người. Nếu trong tâm lý của ai đó mà “băn khoăn” thì có thể tránh để cho an yên, còn gia đình nào có làm cũng chẳng sao cả.

Chuyên gia phong thủy Lê Xuân Phương cho rằng, quan trọng nhất trong mâm cúng giao thừa là phải có rượu, tức là có hương vị.

Một số điều cần lưu ý trong mâm cúng giao thừa:

-Thông thường, cac gia đình làm 2 mâm cỗ cúng bao gồm ngoài trời và trong nhà.

- Mâm cúng giao thừa ngoài trời cần đảm bảo đầy đủ các lễ vật: Hương - Đăng (đèn/ nến) – Trà – Tửu – Hoa – Quả - Cỗ chay hoặc cỗ mặm tùy từng gia đình. Mâm cúng ngoài trời không cần quá cầu kỳ nhưng cũng không đươc sơ sài. Lưu ý quan trọng nhất là toàn bộ đồ cúng phải được chế biến tinh sạch, trình bày gọn gàng trước khi dâng đến các thần.

- Mâm cúng trong nhà gồm các món ăn mặn ngày Tết như bánh chưng, giò - chả, xôi gấc, thịt gà, các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu, điều kiện, tín ngưỡng cũng như tính chất vùng miền của từng gia đình. Ngoài ra, mâm cúng không thể thiếu hương, hoa, đèn nến, trầu cau...

- Mâm cúng mặn không bày lên trên bàn thờ mà đặt bên dưới hoặc một bàn riêng. Các nhà tâm linh khuyến khích các gia đình bày cỗ ngọt, cỗ chay cho mâm cúng Tất niên.

- Cúng Giao thừa phải cúng ngoài trời trước khi cúng trong nhà.

- Sau khi tiến hành xong nghi thức cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ tiến hành nghi lễ chúc tết, hoặc đi lễ chùa cầu bình an, may mắn trong năm mới.

Minh An (Tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tết Kỷ Hợi, có nên kiêng cúng thịt heo vào đêm Giao thừa?