Hơn 10.000 người Thái Lan đã xuống đường vào hôm 16.8 tại thủ đô Bangkok để biểu tình phản đối chính phủ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, cựu chỉ huy quân đội cầm đầu cuộc đảo chính năm 2014.
Người biểu tình đã kêu gọi kiềm chế quyền lực của hoàng gia - một chủ đề từng bị cấm - cũng như đòi Thủ tướngPrayuthChan-ochaphải từ chức, đồng thời đưa ra hiến pháp mới và chấm dứt việc đàn áp các nhà hoạt động đối lập của sinh viên.
Sinh viênThái Lanđã khởi xướng các cuộc biểu tình gần như hằng ngày trong tháng qua. Tuy nhiên, cuộc biểu tình hôm 16.8 đã thu hút đám đông lớn ở Thái Lan - quốc gia đã trải qua nhiều thập niênbiểu tình và thường kết thúc bằng đảo chính quân sự. Họ đưa ra 3 yêu cầu then chốt: Tổ chức bầu cử mới, sửa hiến pháp và dừng việc hăm dọanhững người chỉ trích chính phủ.
Hình ảnh người biểu tình mở đèn flash trên điện thoại trong cuộc biểu tình- Ảnh: AP
Đám đông tập trung tại Tượng đài Dân chủ - địa điểm truyền thống của các hoạt động chính trị. Trong khi đó, hàng trăm cảnh sát và một nhóm nhỏ những người theo chủ nghĩa bảo hoàng phản đối người biểu tình cũng có mặt. Đây là một trong số những cuộc biểu tình lớn nhất ở Thái Lan kể từ cuộc đảo chính năm 2014.
Biểu tình xung quanh Tượng đài Dân chủ ở thủ đô Bangkok, Thái Lan - Ảnh: AP
Các nhà quan sát cho rằng, cuộc biểu tình được truyền cảm hứng từ phong trào dân chủ HồngKông, những người biểu tình tự xưng là không có lãnh đạo và chủ yếu dựa vào các chiến dịch truyền thông xã hội để thu hút sự ủng hộ trên khắp đất nước.
Làn sóng biểu tình tại Thái Lan diễn ra trong bối cảnh sự tức giận của dân chúng càng tăng cao vì các cáo buộc tham nhũng trong chính quyền của Thủ tướngPrayuthChan-ocha, việc bắt giữ mộtsố thủ lĩnh sinh viên trong các cuộc biểu tình trước đó và suy thoái kinh tế do COVID-19. Quốc gia Đông Nam Á này hiện ghi nhậnhơn 3.300 ca nhiễm cùng gần 60 ca tử vong bởiđại dịch.
ÔngPrayuthcũng đang đối diện một thách thức khó khăn để vực dậy một nền kinh tế mà ngân hàng trung ương nước này dự đoán có thể giảm ở mức kỷ lục 8,1% trong năm nay. Suy thoái đã khiếnhàng triệu người mất việc làm và làm lộ ra những bất bình đẳng trong nền kinh tế Thái Lan, vốn được cho là có lợi cho giới tinh hoa, ủng hộ quân đội.
Một cuộc biểu tình vào tuần trước đã thu hút khoảng 4.000 người đã kêu gọi bãi bỏ luật bảo vệ chế độ quân chủ không công khai của Thái Lan và thảo luận thẳng thắn về vai trò của nó ở Thái Lan.
Hoàng Vũ (theo Channel News Asia)