Ngày 4.8, gần 3.000 người đã tập trung tại thủ đô Bangkok để kêu gọi người dân tham gia cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp mới. Theo đánh giá, dự thảo hiến pháp mới sẽ tăng thêm quyền lực cho quân đội.

Thái Lan mở chiến dịch kêu gọi người dân bỏ phiếu về dự thảo hiến pháp mới

Cẩm Bình | 04/08/2016, 17:53

Ngày 4.8, gần 3.000 người đã tập trung tại thủ đô Bangkok để kêu gọi người dân tham gia cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp mới. Theo đánh giá, dự thảo hiến pháp mới sẽ tăng thêm quyền lực cho quân đội.

Ngày7.8 tới, người dân Thái Lan sẽtham gia bỏ phiếu chocuộc trưng cầu ýdân vềdự thảo hiến pháp mới.Cuộc trưng cầu ý dân nàyđược xem là cuộc thử nghiệm chính trị đối vớichính quyền quân sự cầm quyền Thái Lan.

Trước thềm trưng cầu ý dân, ngày 4.8,gần 3.000 người gồm sinh viên, công chức và sĩ quan quân đội đã tập trung tại Trung tâm thương mại Royal Plaza gần tòa nhà chính phủ ởBangkok đểkêu gọi người dân tham gia bỏ phiếu.

Do chính phủ Thái đã ban hành đạo luật cấm tiến hành vận động, bất kể là vận động ủng hộ hay vận động phản đối dự thảo hiến pháp mớinên những người tham gia kêu gọi người dân đi bầu chỉ trưngcácbiểu ngữ mang tính trung lập như: “Vào ngày 7.8, hãy tham gia trưng cầu ý dân”.

Ông Supachai Somcharoen, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Thái Lancho biết, ngoài chiến dịch tập Trung tại trung tâm thương mạiRoyal Plaza, trong ngày 4.8 cũngcó nhiềuđoàn xe đi quanh thủ đôBangkok để kêu gọi.“Mọi người dân Thái cầnphải thực hành quyền bầu cử của mình”, ông Supachai khẳng định.

Ông Supachai Somcharoen, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Thái Lancũng tham gia chiến dịch - Ảnh: Reuters

Hiện có khoảng 50 triệu người Thái đủ tư cách tham gia trưng cầu ý dân. Ủy ban Bầu cử dự kiến sẽ có 80% số cử tri đi bỏ phiếu.

Bất chấp đạo luật cấm vận động, nhiều bài hát và chương trình truyền hình ủng hộ cho dự thảo hiến pháp mớivẫn được chính phủ Thái cho phép phát sóng.

Dự thảo hiến pháp gây nhiềutranh cãi

Từ khi bản dự thảo hiến pháp mớiđược công bố, hai đảng chính trị lớn nhất của Thái Lan là đảng Dân chủ và đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) đều đã lên tiếng phản đối.Theo hai đảng này, các quy định trong dự thảo hiến pháp cho phép quân đội quyền giám sát chính trường Thái một cách lâu dài.

Trong khi đó, Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia (cầm quyền) cho biết họ muốn giao lại quyền lực và đưa Thái Lan trở về chế độ dân chủ.Theo hội đồng này,dự thảo hiến pháp sẽ giúp kết thúc hơn một thập kỷ chia rẽ trong chính trường Thái và bảođảm lợi ích của người dân sẽ được đặt lên hàng đầu.

Theo dự thảo hiến pháp, quân đội sẽ bổ nhiệm Thượng viện với 250 nghị sĩ,trong đó chắc chắn sẽ có một số ghế nhất định dành cho các tướng lĩnh quân đội.

Chính quyền quân sự cam kết nếu dự thảo hiến pháp được chấp thuận, tổng tuyển cử sẽ được tiến hành vào năm 2017.

Cẩm Bình (theo The Straits Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp nhà nước tới Cuba
3 giờ trước Sự kiện
Sáng 21.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và phu nhân.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thái Lan mở chiến dịch kêu gọi người dân bỏ phiếu về dự thảo hiến pháp mới