Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã hoàn tất thương vụ mua lại Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh.

Thế Giới Di Động 'thâu tóm' chuỗi điện máy Trần Anh

Anh Thư | 07/08/2017, 14:30

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã hoàn tất thương vụ mua lại Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh.

Ngày 7.8, tờ VNE dẫn nguồn tin riêng từ Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anhcho biết:"Thông tin Thế Giới Di Động đã mua gần như toàn bộ cổ phần tại TAG đã được lãnh đạo Trần Anh rục rịch công bố với nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp".

Và theo đó, Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) đã hoàn tất thương vụ mua lạiCông ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (mã TAG)."Chúng tôi cũng đã có những cuộc họp nội bộ để chia sẻ chi tiết hơn về tương lai của công ty", nguồn tin nói với VNE.

Theo đó, phía Trần Anh sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, trong đó có nội dung kế hoạch phát triển doanh nghiệp và sẽ gửi chi tiết đến từng cổ đông trong tháng 8 hoặc tháng 9.

Tuy nhiên hiện cả Thế Giới Di Động và Trần Anh đều chưa chính thức đưa ra bình luận gì về thông tin trên.

Hồi cuối tuần trước,ông Nguyễn Đức TàiChủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động đã tiết lộthương vụ mua lại một chuỗi điện máy của công ty này“được đàm phán gần như đã xong”. Nhưngvì liên quan đến vấn đề bảo mật nên ông chưa thể công bố chi tiết hơn. Ngay sau đó, một số nguồn tin đã dự báođó có thể làTrần Anh dù phía Trần Anh chưa xác nhận điều này.

Trần Anh hiện sở hữu 39 trung tâm điện máy tại nhiều tỉnh thành ở miền Bắc và miền Trung

Cũng theo ôngNguyễn Đức Tài, sắp tớiThế Giới Di Động sẽ xin ý kiến đại hội đồng cổ đông thông qua việc tăng ngân sách thực hiện M&A (mua bán và sáp nhập) trong năm nay lên 2.500 tỉđồng, gấp 5 lần kế hoạch được phê duyệt trước đó. Ngân sách này chủ yếu dành cho thương vụ mua lại chuỗi điện máy và chuỗi cửa hàng dược phẩm.

Lâu nay, Thế Giới Di Động vốn không hề che giấu tham vọng mở rộng thị phần bán lẻ điện máy trên toàn quốc, đặc biệt sau sự xuất hiện của thương hiệu Điện máy Xanh. Hiện 404 cửa hàng Điện máy Xanh của công ty này mới phần lớn tập trung ởphía Nam,chỉ chiếm 15% thị phần ở Hà Nội. Việc tự mở rộng ra phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội gặp không ít khó khăn do hạn chế về quỹ đất đẹp cùng chi phí mặt bằng rất lớn, mất rất nhiều thời gian. Do đóchiến lược M&A được đánh giá là bước đi đúng đắn của Thế Giới Di Động.

Trong khi đó, Trần Anh hiện sở hữu 39 trung tâm điện máy tại nhiều tỉnh thành ở miền Bắc và miền Trung, với Hà Nội là thị trường lớn nhất gồm 14 điểm bán.

Cũng do tin đồn về thương vụ giữa Trần Anh và Thế Giới Di Động nên thời gian gần đâycả 2 cố phiếu TAG của Trần Anh và MWG của Thế giới Di Động đều tăng khá mạnh.

Cụ thể cổ phiếu TAG đã có 2 phiên tăng trần liên tiếp với mức 20% từ hơn 30.000 lên 36.300 đồng. Cổ phiếu MWG sau khi tăng gần 6,4% trong phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước (4.8) đến sáng nay (7.8)tiếp tụctăng hơn 2,3%.

A.Thư
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế Giới Di Động 'thâu tóm' chuỗi điện máy Trần Anh