Sở Y tế Hà Nội vừa ghi nhận 14 ca mắc mới trong đó có 9 ca tại cộng đồng, 5 ca trong khu cách ly, tổng trong ngày là 66 người nhiễm COVID-19 mới.

Thêm 14 người mắc COVID-19 mới, Hà Nội ghi nhận 66 ca trong ngày 3.8

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 03/08/2021, 20:15

Sở Y tế Hà Nội vừa ghi nhận 14 ca mắc mới trong đó có 9 ca tại cộng đồng, 5 ca trong khu cách ly, tổng trong ngày là 66 người nhiễm COVID-19 mới.

Trong 14 ca mới có 12 ca liên quan đến chùm ca bệnh ho, sốt thứ phát, 1 ca qua sàng lọc ho lọc ho sốt và 1 ca liên quan đến Công ty SEI, Bắc Giang.

Cụ thể trong số 12 trường hợp liên quan đến chùm ho, sốt thứ phát có 3 ca liên quan đến Công ty Thanh Nga, gồm: N.T.T, nam, SN 1991, ở Tứ Hiệp, Thanh Trì. Bệnh nhân là nhân viên làm việc tại kho sách thuê gần công ty Thanh Nga - Hai Bà Trưng. Bệnh nhân nghỉ làm từ ngày 22.7, ngày 2.8 được lấy mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện); Bệnh nhân Đ.N.T, nam, SN 1989, địa chỉ ở Ngũ Hiệp, Thanh Trì. Bệnh nhân là F1 của nhân viên công ty Thanh Nga đã mắc COVID-19 trước đó. Họ tiếp xúc khi giao hàng ngày 26.7. Ngày 2.8, bệnh nhân được chuyển cách ly tập trung, lấy mẫu, xét nghiệm có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

phong-toa-4.jpg
Hà Nội thêm 14 ca dương tính COVID-19 cả ngày có 66 người mắc

Bệnh nhân thứ 3 là N.T.D, nữ, SN 1989, ở Tân Triều, Thanh Trì. Bệnh nhân là F1 của một nhân viên công ty Thanh Nga đã dương tính trước đó, tiếp xúc khi giao hàng hàng ngày (ngày gần nhất 28.7). Ngày 2.8, bệnh nhân được chuyển cách ly tập trung, lấy mẫu, xét nghiệm có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

TP. Hà Nội cũng phát hiện thêm 1 bệnh nhân ở Song Phượng, Đan Phượng; 1 trường hợp ở Mai Dịch, Cầu Giấy; 2 trường hợp ở Liên Ninh, Thanh Trì, 1 trường hợp ở Ngọc Hồi, Thanh Trì; 1 trường hợp ở Chương Dương, Hoàn Kiếm; 3 trường hợp ở trong cùng một gia đình ở Thổ Quan, Đồng Đa. Họ đều là các F1 của các ca mắc COVID-19 trước đó. Ngày 2.8, họ đều có triệu chứng và xét nghiệm kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

Liên quan đến ho sốt trong cộng đồng có 1 trường hợp là Đ.T.T, nữ, SN 2001. Bệnh nhân ở Tam Hiệp, Thanh Trì. Bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau họng ngày 2.8, được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

Liên quan Công ty SEI, Bắc Giang có 1 trường hợp là N.T.H.V, nữ, SN 1991, ở Đại Mạch, Đông Anh. Bệnh nhân là công nhân công ty SEI, được cách ly tập trung tại Khu cách ly FPT – Thạch Thất. Ngày 29.7 được kết thúc cách ly về theo dõi sức khỏe tại nhà, ngày 30.7 bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau họng, được TTYT Đông Anh làm test nhanh dương tính, và chuyển bệnh nhân vào bệnh viện Đức Giang, ngày 2.8 bệnh nhân có kết quả RT - PCR dương tính (BV Đức Giang thực hiện).

Như vậy, trong đợt dịch 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay), Hà Nội có 1.410 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 852 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 557 ca.

Trước đó, trao đổi với báo chí khi được hỏi tại sao Hà Nội giãn cách nhưng vẫn có nhiều ca cộng đồng được phát hiện, PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết do Hà Nội đã có sẵn các bệnh nhân đang ủ bệnh sẵn trước khi giãn cách, nên khi thành phố thực hiện giãn cách và khám sàng lọc mới phát hiện.

di-cho-3.jpg
Hà Nội truy vết theo các ca bệnh

Bên cạnh đấy, Hà Nội chính là vùng trũng của các tỉnh thành giao lưu tới, nên dịch bệnh có ở đâu thì Hà Nội sẽ bị lây nhiễm. "Như đợt Bắc Giang, Bắc Ninh có ca nhiễm thì Hà Nội cũng có. Nhiều trường hợp xét nghiệm phát hiện ra cả chuỗi ca bệnh từ TP.HCM ra. Không ít trường hợp phát hiện ra nhưng không tìm ra nguồn lây F0. Có trường hợp nhiễm COVID-19 nhưng không có triệu chứng ho, sốt đã lây nhiễm cho người khác. Đến khi họ khỏi nên không truy ra được trường hợp F0", PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết.

Ông Phu cũng lưu ý Hà Nội vẫn cần phải làm thật nghiêm và chặt trong việc truy vết, khoanh vùng và cách ly mới kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, ông Phu nêu quan điểm, Hà Nội cũng cần chuẩn bị thêm các khu điều trị để sẵn sàng đối phó trong trường hợp có nhiều bệnh nhân hơn hoặc có những ca bệnh nặng sẽ đáp ứng kịp thời để tránh tử vong.

"Trong công tác phòng chống dịch, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 thì tiêm chủng là vấn đề then chốt để chiến thắng, chính vì vậy cần đẩy nhanh vấn đề về tiêm chủng. Bên cạnh đó, thực hiện cách ly, giãn cách là bắt buộc phải làm. Chỉ cần người dân cố gắng thực hiện tốt các biện pháp, thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định thì sẽ phòng được bệnh và sớm đẩy lùi được bệnh, PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định.

Bài liên quan
Nguồn cung ở Hà Nội vẫn được bảo đảm sau khi Công ty thực phẩm Thanh Nga có ca COVID-19
Công ty thực phẩm Thanh Nga có các ca nhiễm COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc cung ứng, kinh doanh hàng hóa thực phẩm thiết yếu tại Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM cần làm gì để đột phá trong tăng trưởng kinh tế?
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng 8,3% vẫn chưa phải là cao so với tiềm năng của TP.HCM. Thành phố có thể hướng đến mục tiêu tăng trưởng cao hơn nhiều, trên 10%, thậm chí cao hơn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thêm 14 người mắc COVID-19 mới, Hà Nội ghi nhận 66 ca trong ngày 3.8