Sau 6 năm trì trệ, dự án lọc dầu Cần Thơ đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy phép do việc thi công quá chậm trễ và sự “thiếu nỗ lực” của chủ đầu tư.

Thi công chậm trễ, dự án lọc dầu Cần Thơ sắp bị thu hồi

Một Thế Giới | 25/04/2015, 19:29

Sau 6 năm trì trệ, dự án lọc dầu Cần Thơ đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy phép do việc thi công quá chậm trễ và sự “thiếu nỗ lực” của chủ đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để trình UBND thành phố ra quyết định thu hồi dự án nhà máy lọc dầu Cần Thơ, theo thông tin trên VnEconomy.
Lý do thu hồi được đưa ra là do dự án này đã quá chậm trễ trong tiến trình thực hiện các thủ thục đầu tư cũng như sự “thiếu nỗ lực” của chủ đầu tư.
Dự án Nhà máy lọc dầu Cần Thơ được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 19.5.2008. Nhà máy được xây dựng tại khu công nghiệp Ô Môn, quận Ô Môn, có công suất 2 triệu tấn/năm. Tổng vốn đầu tư dự án này là 538 triệu USD và được sử dụng đất 250 ha do Công ty TNHH Nhà máy lọc dầu Cần Thơ làm chủ đầu tư.
Công ty này được thành lập trên cơ sở liên doanh Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại Viễn Đông (Việt Nam) góp 30% vốn và Công ty Semtech Limited B.V.I (Mỹ) góp 70% vốn.
Đây là dự án FDI có vốn đầu tư lớn nhất trong các dự án FDI đầu tư vào Cần Thơ từ trước đến nay, và chiếm đến 80% so với tổng nguồn vốn FDI đăng ký đầu tư vào Cần Thơ tại thời điểm 2008.
Dự kiến dự án sẽ đi vào hoạt động sau 24 tháng thi công và vận hành thử. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, nhà máy vẫn không khởi công được.
Trước đó, đầu tháng 2, Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Cần Thơ cho biết sẽ tiến hành soạn thảo văn bản trình UBND TP thu hồi dự án Nhà máy lọc dầu Cần Thơ.
Kể từ khi được cấp chứng nhận đầu tư đến nay, chủ đầu tư dự án này đã 3 lần xin thay đổi đối tác liên doanh. Không những vậy, một trong những đối tác liên doanh là Công ty TNHH Hóa Dầu Mê Kông cũng đã xin điều chỉnh giảm vốn từ 538 triệu USD xuống còn 350 triệu USD. Đồng thời, diện tích thuê đất giảm từ 250 ha xuống còn 50ha trong khi công suất vẫn giữ nguyên 2 triệu tấn/năm.
TP. Cần Thơ cũng đã chấp thuận đề nghị trên và ký quỹ khoảng 11 tỷ đồng (5% trên tổng kinh phí đền bù) theo quy định để địa phương xem xét cấp lại chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, cho đến nay dự án này vẫn “bình chân như vại”.
Từ cuối năm 2014, Cần Thơ đã buộc phải ra phán quyết cuối cùng cho dự án này đến 15.1.2015 phải ký quỹ theo quy định, nếu không thực hiện sẽ thu hồi dự án.
Thế nhưng, cho đến nay đã hết quý 1/2015 mà nhà đầu tư này vẫn không có động thái gì hồi đáp yêu cầu của địa phương.
Phan Diệu (tổng hợp)
Bài liên quan
Xiaomi hưởng lợi khi Apple hủy dự án ô tô điện: Hơn 50% chủ sở hữu SU7 là người dùng Apple
Việc Xiaomi gia nhập thị trường ô tô điện đã nhận được sự yêu thích đáng ngạc nhiên của người dùng Apple. Dù là một sản phẩm mới trong lĩnh vực ô tô điện, chiếc sedan Speed Ultra 7 (SU7) của Xiaomi đã chiếm được 51,9% đơn đặt hàng trước từ người dùng Apple.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thi công chậm trễ, dự án lọc dầu Cần Thơ sắp bị thu hồi