Trong khi 2 ông lớn Vietinbank và BIDV đều đã công bố và lên kế hoạch sáp nhập với các ngân hàng yếu kém hơn thì Vietcombank vẫn chưa “hé lộ” tên ngân hàng sẽ sáp nhập chung với mình.

Vietcombank vẫn chưa chốt phương án sáp nhập dù đã đại hội cổ đông

Một Thế Giới | 24/04/2015, 18:02

Trong khi 2 ông lớn Vietinbank và BIDV đều đã công bố và lên kế hoạch sáp nhập với các ngân hàng yếu kém hơn thì Vietcombank vẫn chưa “hé lộ” tên ngân hàng sẽ sáp nhập chung với mình.

Tại Đại hội cổ đông Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam diễn ra vào sáng nay (24.4), trả lời thắc mắc của cổ đông về ngân hàng sẽ sáp nhập, ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank cho biết, nhà băng này vẫn chưa đưa ra một cái tên cụ thể nào. Vietcombank vẫn đang trong quá trình lựa chọn, tìm hiểu và sẽ trình cổ đông phương án sáp nhập sau khi tìm được đối tác phù hợp.
Cụ thể, ông Thành cho hay, đợt đại hội cổ đông bất thường tháng 12 năm ngoái, ngân hàng đã xin ý kiến cổ đông cho chủ động tìm kiếm, hợp nhất, sáp nhập với tổ chức tín dụng khác khi có điều kiện.
“ Đến thời điểm này, do phải tìm hiểu nên ban lãnh đạo ngân hàng vẫn chưa có phương án nào cụ thể. Khi tìm được đối tác chính thức, chúng tôi sẽ thông báo cổ đông sau”, ông Thành nói.
Không những vậy, lãnh đạo Vietcombank cũng cho rằng, tổ chức mà ngân hàng tìm kiếm sáp nhập phải đáp ứng đủ các tiêu chí như sáp nhập vào tăng quy mô, tăng vốn nên sẽ không lựa chọn ngân hàng bị âm vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng được sáp nhập vào phải có mạng lưới bổ trợ cho Vietcombank để tăng quy mô và củng cố uy tín.
“ Mục tiêu của Vietcombank là hướng đến ngân hàng số 1 tại Việt Nam, xét về quy mô và chất lượng nên chúng tôi phải tìm kiếm đối tác sáp nhập một cách kỹ lưỡng, thận trọng”, lãnh đạo Vietcombank nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Phạm Quang Dũng - tổng giám đốc Vietcombank cũng cho rằng, Vietcombank không thể tự thân mà phải có đối tác. Do đó, việc mua bán sáp nhập với ngân hàng khác sẽ đẩy nhanh hơn tiến trình trở thành vị trí số 1 của Vietcombank.
“Khi tìm được đối tác rồi ban lãnh đạo sẽ báo cáo và xin ý kiến chính thức các cổ đông về giá cổ phiếu, tỉ lệ chuyển nhượng, tình hình ngân hàng hợp nhất sáp nhập” - ông Thành cam kế
Trước đó, trong tài liệu do ngân hàng cung cấp tại đại hội, trong năm nay, ngân hàng sẽ xúc tiến việc đàm phán với ngân hàng đối tác để thực hiện việc sáp nhập theo chủ trương đã được đại hội đồng cổ đông phê duyệt.
Vì vậy, câu chuyện sáp nhập và thông tin ngân hàng mà Vietcombank nhận sáp nhập được nhiều cổ đông Vietcombank quan tâm.
Ngoài ra, về định hướng hoạt động năm 2015, ông Thành cho biết, Vietcombank sẽ kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%.
Mục tiêu đặt ra là phấn đấu đạt mức lợi nhuận trước thuế khoảng 5.900 tỷ đồng trên cơ sở đảm bảo trích lập DPRR ở mức khoảng 5.500 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 643,343 tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng đạt 365,365 tỷ đồng, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá 475,342 tỷ đồng.
Phương châm mà Vietcombank đưa ra cho năm 2015 là tăng tốc nhưng phải hiệu quả và bền vững, nên ngân hàng này đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 0,4%, doanh thu tăng 10%.
Về nợ xấu, Vietcombank sẽ có nợ xấu thấp nhất trong các ngân hàng thương mại nhà nước. Vì thế, số nợ xấu bán cho VAMC cũng ít nhất trong nhóm này.
Tính đến cuối năm 2014, tổng tài sản của Vietcombank đạt 568.000 tỉ đồng, tăng 23% so với năm 2013. Dư nợ tín dụng đạt 326.000 tỉ đồng.
Lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 5.876 tỷ đồng, tăng 2,32% so với năm 2013, vượt 6,85% so với chỉ tiêu đại hội cổ đông 2014 giao.
Thi Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vietcombank vẫn chưa chốt phương án sáp nhập dù đã đại hội cổ đông