Dù cha mẹ luôn cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm trong bữa cơm hàng ngày, hay kết hợp với việc tập luyện, chơi những trò chơi tốt cho trí não nhưng lại duy trì những thói quen của cha mẹ làm giảm trí thông minh của trẻ thì bạn cần xem xét lại cách chăm sóc trẻ ngay lập tức, nếu không muốn phải hối tiếc về sau.

Thói quen của cha mẹ, làm giảm trí thông minh ở trẻ

Thùy Vân | 27/07/2018, 08:58

Dù cha mẹ luôn cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm trong bữa cơm hàng ngày, hay kết hợp với việc tập luyện, chơi những trò chơi tốt cho trí não nhưng lại duy trì những thói quen của cha mẹ làm giảm trí thông minh của trẻ thì bạn cần xem xét lại cách chăm sóc trẻ ngay lập tức, nếu không muốn phải hối tiếc về sau.

Truyền dạy kiến thức quá sớm, bỏ qua cảm thụ riêng của trẻ

Ngay cả khi bạn đã truyền dạy những kiến thức cho trẻ nhưng trẻ vẫn kém thông minh là tại sao?

Vì một số cha mẹ muốn con mình được hơn người, và có thể vì thể diện nên đã tự ý truyền dạy con mình những kiến thức trước tuổi. Thậm chí, cha mẹ còn đặt ra những mục tiêu cao hơn hẳn khả năng của chúng vì không muốn con “tự mãn”.

Nhưng khi trẻ bị thất bại vì không có đủ năng lực đạt được những mục tiêu, trẻ sẽ cảm thấy thất vọng, xấu hổ và càng ngày càng tự ti về bản thân của mình hơn.

Mỗi bữa ăn đều cho trẻ ăn quá no

Cha mẹ không thể ngờ rằng con mình kém thông minh lại là do ăn quá no. Nhưng những người thường xuyên ăn quá no được nghiên cứu chứng minh rằng, tế bào não của họ sẽ sớm bị suy yếu, khiến trí lực bị giảm sút, càng ngày càng kém linh hoạt.

Cho nên, việc trẻ ăn quá no chưa hẳn là tốt. Vào buổi sáng cha mẹ nên cho con ăn no, đủ chất để có đủ năng lượng để trẻ hoạt động trong cả ngày dài, khi trẻ đã muốn dừng lại thì không nên ép trẻ ăn thêm.

Ngủ không đủ giấc theo bố mẹ

Giấc ngủ giúp não bộ xua tan mệt mỏi. Trẻ ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và khả năng tiếp thu học tập, thậm chí có thể gây ra các vấn đề như tăng động, mất kiểm soát cảm xúc… Trạng thái mệt mỏi làm cho bé mất tập trung cũng như dẫn đến tâm trạng uể oải không muốn hoạt động gì nữa. Bố mẹ cần đảm bảo thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ để trẻ có sinh lực dồi dào cho một ngày học tập hiệu quả.

Xem tivi quá nhiều

Bạn có giới hạn thời gian xem TV của con mỗi ngày không? Bé chơi điện tử, dùng iPad hoặc điện thoại di động thế nào? Có nhiều nghiên cứu về thời gian ngồi trước màn hình quá nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ, bao gồm kỹ năng tổ chức, tập trung và chơi thể thao kém, nhưng lại có ít hướng dẫn về thời gian xem bao nhiêu là nhiều.

Cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt

Ăn đồ ngọt quá nhiều sẽ có xu hướng hạ thấp chỉ số IQ của trẻ. Đồ ngọt sẽ làm giảm sự thèm ăn, giảm lượng protein cao và vitamin tổng hợp khiến cho cơ thể suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.

Bỏ qua bữa ăn sáng của trẻ

Bỏ qua bữa ăn sáng sẽ khiến cho lượng đường trong máu thấp hơn so với mức bình thường của cơ thể. Thiếu dinh dưỡng cung cấp sẽ gây hại cho bộ não một thời gian dài.

Ngoài ra, chất lượng bữa ăn sáng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với phát triển trí tuệ. Theo nghiên cứu, bữa ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nói chung là bữa sáng giàu ptrotein.

Chỉ bắt học tập, không cho phép trẻ chơi

Có một số cha mẹ nghĩ rằng con chơi nhiều sẽ làm cho trí thông minh bị ảnh hưởng, nên họ ép con mình phải học thật nhiều. Mỗi ngày, nếu thấy con mình học tập chăm chỉ thì vui vẻ ra mặt, khi thấy con ngồi chơi thì nổi trận lôi đình.

Đây là một cách giáo dục rất sai lầm, vì cách ép trẻ học suốt ngày không hề khiến cho trẻ thông minh hơn, mà còn khiến trẻ trì trệ hơn. Cha mẹ hãy cùng với trẻ thiết lập một thời khóa biểu phù hợp giữa học và chơi, đó chính là việc mà cha mẹ nên làm.

Cha mẹ không có thói quen học tập, đọc sách

Cha mẹ không làm tấm gương cho trẻ, dẫn tới con mìnhkém không minh. Năng lực của trẻ sẽ bị quyết định trực tiếp từ mọi cử chỉ, ngôn ngữ và cảnh giới suy nghĩ của cha mẹ chúng. Cha mẹ có tầm ảnh hưởng rất to lớn đối với một đứa trẻ.

Trẻ sẽ không có được thói quen đọc sách, học tập cũng như niềm hứng thú lúc học tập khi cha mẹ của chúng không hề có thói quen này hàng ngày.

Cách tốt nhất để rèn luyện đại não phát triển là việc thường xuyên suy nghĩ. Não sẽ nhanh bị suy yếu khi bạn thường xuyên để não không hoạt động, người thông minh cũng sẽ dần trở thành kẻ trì độn.

Bị bạo hành khi còn nhỏ

Một nghiên cứu về trẻ em ở Hoa Kỳ cho thấy những đứa trẻ bị bạo hành khi còn nhỏ có chỉ số IQ thấp hơn so với những đứa trẻ khác. Các nhà khoa học kiểm tra nhận thức của hai nhóm trẻ trong độ tuổi từ 2-4 và từ 5-9 tuổi. 4 năm sau, họ tiến hành kiểm tra lại những trẻ em này.

Ở nhóm tuổi 5-9, trẻ bị bạo hành có chỉ số IQ thấp hơn gần 3 điểm so với trẻ cùng độ tuổi không bị bạo hành. Ở nhóm 2-4 tuổi, trẻ bị bạo hành có chỉ số IQ thấp hơn 5 điểm so với những trẻ cùng độ tuổi không bị bạo hành.

Các chuyên gia cho rằng mối quan hệ nhân quả giữa bạo hành khi còn nhỏ và chỉ số IQ thấp là sự căng thẳng, lo âu. Bị bạo hành từ khi còn nhỏ dẫn đến áp lực mãn tính đối với trẻ, khiến chúng thường trong trạng thái lo lắng, căng thẳng và sợ hãi.

Nhiên Hạ (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thói quen của cha mẹ, làm giảm trí thông minh ở trẻ