“Tình trạng tham nhũng, bôi trơn, chi phí không chính thức còn nặng nề, diễn ra ở nhiều khâu, phức tạp, khó kiểm soát. Từ khâu quy hoạch đến nghiệm thu... đều có hình bóng của tiêu cực. Chúng ta phải chống cái này cho bằng được”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng: Chấm dứt tình trạng ‘có 300 lạng việc này mới xong’

Trí Lâm | 20/04/2018, 17:28

“Tình trạng tham nhũng, bôi trơn, chi phí không chính thức còn nặng nề, diễn ra ở nhiều khâu, phức tạp, khó kiểm soát. Từ khâu quy hoạch đến nghiệm thu... đều có hình bóng của tiêu cực. Chúng ta phải chống cái này cho bằng được”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Ngày 20.4, tại Hà Nội, Thủ tướng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Theo Bộ Xây dựng, những khó khăn, vướng mắc hiện có ở tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng, từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, đến kết thúc dự án đưa vào sử dụng.

Ví dụ như trong giai đoạn thực hiện dự án, tiến độđền bù, giải phóng mặt bằng thường bị kéo dài. Thời gian hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng bình quân mất khoảng 20 tháng, đặc biệt nhiều dựán bị kéo dài từ 5 đến 10 năm do đơn giáđền bùđất, công trình trên đất chưa theo cơ chế thị trường; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa theo quy hoạch được duyệt làm tăng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Thủ tướng cho rằng, hệ thống pháp luật về xây dựng rất lớn với 12 luật, hơn 100 nghị định, hàng trăm thông tư hướng dẫn, “nhiều đến mức độ không thể nhớ hết”. Sự chồng chéo trong quản lý và các văn bản pháp lý liên quan được coi là rào cản lớn nhất trong công tác đầu tư xây dựng mà “chúng ta cần gỡ cái này, nhất là trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ cần sửa đổi bổ sung thì các đồng chí kiến nghị sớm hơn để giải quyết, cụ thể là gì”.

Vấn đềđấu thầu, đất đai, giải phóng mặt bằng, phối hợp giữa chủ đầu tư với chính quyền địa phương còn bất cập. “Chậm do nhiều nguyên nhân trong đó có việc chọn nhà thầu không có đủ năng lực, kinh nghiệm vì lý do này, lý do khác. Những tồn tại về chất lượng, tiến độ và những hiện tượng thất thoát, lãng phí trong xây dựng phải được chấn chỉnh tốt hơn nữa”.

Cho rằng còn tình trạng cơ quan chức năng "ngâm" hồ sơ đầu tư xây dựng kéo dài, sợ trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến tiến độ, Thủ tướng cho rằng“Ta chống cái làm chậm, ngâm lâu, phải yêu cầu làm nhanh nhưng không được làm ẩu, trái pháp luật”.

Thủ tướng cũng yêu cầu quản lýđầu tư công chặt chẽđồng thời chống phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp là rất quan trọng, là yêu cầu đối với tất cả cán bộ, công chức.

Thủ tướng nêu thực trạng, tính kỷ luật hành chính còn lỏng lẻo như không thực hiện đúng quy chế làm việc của Chính phủ, không thực hiện đúng chức năng thẩm định, đùn đẩy, tránh né trách nhiệm, người dân, doanh nghiệp vướng mắc không được bộ, ngành, địa phương tháo gỡ, hướng dẫn thực hiện.

Bên cạnh đó, hiện tượng lãng phí trong đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn lớn. Lãng phí trong khâu phê duyệt dựán nhưchuẩn bị dự án chưa tốt, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định dự án đầu tư không sát thực tế, thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư; lãng phí trong bố trí vốn và thực hiện dự án; lãng phí ngay từ khâu thiết kế, xây dựng chính sách, chương trình.

Tình trạng tham nhũng, bôi trơn, chi phí không chính thức còn nặng nề, diễn ra ở nhiều khâu, phức tạp, khó kiểm soát, từ khâu quy hoạch, chủ trương dựán, nghiên cứu dựán, quyết định phê duyệt dựán, giải ngân, đấu thầu, thuế, kho bạc, nghiệm thu... đều có hình bóng của tiêu cực.

“Chúng ta phải chống cái này cho bằng được”, Thủ tướng nói, không để tình trạng “có 300 lạng việc này mới xong”. Do đó, vấn đề công khai minh bạch trong đầu tư xây dựng rất quan trọng.

Chỉ ra tình trạng chọn nhà thầu tùy tiện, “đất mà tự giao nhàđầu tư làm thì thất thoát lớn”, Thủ tướng yêu cầu, không được bán chỉ định. Tài sản đất đai phải đấu giá công khai để thu lợi cho Nhà nước là một yêu cầu hiện nay. “Không được quân xanh, quân đỏ, phải dẹp ngay tình trạng này”.

Trước tồn tại, bất cập nêu trên, Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện khuônkhổ pháp lý, cùng với đó là đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng: Các điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết thì kiên quyết loại bỏ hoặc lồng ghép trong các thủ tục khác; Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, hệ thống định mức và giá xây dựng… để tăng cường quản lýđầu tư xây dựng.

“Không thanh tra, kiểm tra chồng chéo kéo dài đối với các công trình xây dựng, nhưng thanh tra một lần và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm. Phải tăng cường đối thoại tháo gỡ khó khăn vướng mắc vì nhiều vấn đề không thể tháo gỡ ngay được”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Diệu Thanh
Bài liên quan
Vingroup, Hoàng Quân, Becamex… kiến nghị gì với Thủ tướng về nhà ở xã hội?
Cho rằng gói tín dụng 120.000 tỉ đồng còn khó tiếp cận, doanh nghiệp băn khoăn tại sao gói này không áp dụng cho những khách hàng đã mua nhà tại dự án đã hoàn thành?

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp bán dẫn chần chừ đầu tư vào Việt Nam vì lo ngại thiếu điện
Các doanh nghiệp công nghệ cao như bán dẫn cho rằng hiện tượng thiếu điện của Việt Nam là một trong những yếu tố lớn khiến họ chần chừ đưa ra quyết định đầu tư.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: Chấm dứt tình trạng ‘có 300 lạng việc này mới xong’