Chính phủ cũng sẽ tiếp tục tái phân bổ, tối ưu hóa các nguồn lực phát triển; quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm giảm bớt các chi phí cho doanh nghiệp “năm nay là năm giảm phí cho doanh nghiệp”... là một trong những kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp vừa diễn ra sáng nay.

Thủ tướng: 'Năm nay là năm giảm phí cho doanh nghiệp'

Phan Diệu | 17/05/2017, 16:08

Chính phủ cũng sẽ tiếp tục tái phân bổ, tối ưu hóa các nguồn lực phát triển; quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm giảm bớt các chi phí cho doanh nghiệp “năm nay là năm giảm phí cho doanh nghiệp”... là một trong những kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp vừa diễn ra sáng nay.

Xem thêm: Hội nghị Thủ tướng đối thoại với Doanh nghiệp 2017

Những ý kiến gay gắt đã bớt đi nhiều

Kết luận tạiHội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp diễn ra ngày 17.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong hội nghị, Chỉ thị số 20 đã được ký với nội dung không kiểm tra doanh nghiệp quá 1 lần/năm.

“Hôm nay, chúng ta nói rất nhiều về thanh tra, kiểm tra chồng chất. Do đó, tôi đã yêu cầu các cơ quan xây dựng ra ngay một chỉ thị là không được thanh tra, kiểm tra 1 năm quá 1 lần, thanh tra đột xuất khi vi phạm thì không được mở rộng. Chỉ thị này đã được ký ngay lúc 13 giờ chiều nay, mang số 20 và sẽ được công bố ngay sau hội nghị”, Thủ tướng khẳng định.

Thông tin này nhận được sử ủng hộ lớn từ cộng đồng doanh nghiệp. Minh chứng là toàn hội nghị đồng loạt đã dành một tràng pháo tay hoan nghênh thông tin Thủ tướng cung cấp.

Bên cạnh việc ban hành Chỉ thị 20, Thủ tướng cũng khẳng định Chính phủ kiến tạo không chỉ có tự do kinh doanh sáng tạo mà còn cả an toàn, tài sản vốn đầu tư, không chỉ có chi phí thấp mà rủi ro thấp, để đảm bảo kiểm tra lành mạnh công bằng; đồng thời khuyến khích hỗ trợ và bảo vệ trên mọi mặt cuộc sống, để mọi người yên tâm đầu tư dài hạn, không ngừng phát triển.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, so với hội nghị năm trước những ý kiến góp ý gay gắt đã bớt đi rất nhiều.

“Điều này chứng tỏ Chính phủ và các địa phương đã gãi đúng chỗ chứ không phải ngứa trên đầu, gãi dưới chân. Hội nghị lần này chủ yếu là các ý kiến góp ý, cách làm cụ thể, phương pháp tính tóan cụ thể để giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Những quan điểm chính như vậy đã được thể hiện”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nói đến những kết quả đã đạt được trong năm qua về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Thủ tướng cho rằng chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận thức rõ những tồn tại, rào cản đối với doanh nghiệp vẫn đang gặp phải. Trước hết, thể chế chính sách còn mâu thuẫn chồng chéo trong nhiều quy định; quy định chưa sát thực tế.

“Ví dụ tiêu chuẩn điều kiện yêu cầu trong một số lĩnhvực phòng cháy chữa cháy, đo không khí, chất thải, bảo vệ môi trường, vấn đề hợp chuẩn… thiếu minh bạch, tốn kém chi phí, sở hữu trí tuệ còn nhiều vấn đề. Để sản phẩm hàng hoá ra thị trường còn rất nhiều vướng, mất thời gian của doanh nghiệp.

Các quy định về công nhận doanh nghiệp công nhệ cao, doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều nhưng chưa đi vào cuộc sống.

Nhân đây tôi nói luôn, tinh thần các doanh nghiệp nêu, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp thu. Đó là phải xây dựng một thể chế chính sách bình đẳng giữa công và tư nhân, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thể chế và chính sách về kinh tế cần tháo gỡ liên tục, tạo môi trường đầu tư minh bạch dễ dàng áp dụng”, Thủ tướng nói thêm.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nói rằng vấn đề thuế, phí còn cao; thủ tục hành chính còn gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp dẫn đến hiện tượng “cò” thực thi chính sách. Tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức; tình trạng doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng; tiếp cận thị trường; hoạt động thanh tra, kiểm tra chồng chéo, kém hiệu quả gây phiền hà, bức xúc cho doanh nghiệp...

“Thuế phí cao cho doanh nghiệp là vấn đề chúng tôi rất trăn trở và sẽ có một chương trình hành động cụ thể sau”.

Thủ tướng khẳng định trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp; thực thi công vụ nghiêm túc, không gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp...

Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ tiếp tục tái phân bổ, tối ưu hóa các nguồn lực phát triển; quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm giảm bớt các chi phí cho doanh nghiệp “năm nay là năm giảm phí cho doanh nghiệp”...

Xem thêm: Hội nghị Thủ tướng đối thoại với Doanh nghiệp 2017

Ngăn chặn quan hệ ‘sân sau’ để trục lợi

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; các cơ chế chính sách phải phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế; huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của người dân để phát triển kinh tế.

Đặc biệt, Chính phủ nâng cao năng lực của bộ máy tư pháp trong bảo vệ quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh...; thực hiện công khai minh bạch các chủ trương, chính sách; chống tiêu cực, ngăn chặn các quan hệ “sân sau” thao túng chính sách để trục lợi...

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp phải có tầm nhìn xa, làm ăn bài bản, mạnh dạn đầu tư khoa học công nghệ, nắm vững các quy định... để sản xuất kinh doanh bền vững, hiệu quả. Các hiệp hội cũng cần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, có tiếng nói mạnh mẽ trong phản biện, xây dựng chính sách; xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Còn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng vướng mắc nhất của doanh nghiệp của doanh nghiệp là vấn đề thủ tục hành chính, đất đai, thuế... Để giải quyết các vướng mắc này, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành địa phương lưu ý các kiến nghị của doanh nghiệp. Đồng thời, cơ quan nhà nước phải tăng cường đối thoại, có trao đi đổi lại, không nói một chiều, áp đặt; phát huy vai trò của các hiệp hội trong giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp.

Phan Diệu

Xem thêm: Hội nghị Thủ tướng đối thoại với Doanh nghiệp 2017
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: 'Năm nay là năm giảm phí cho doanh nghiệp'