Thu ngân sách tăng cao so với dự toán được lý giải là do chủ yếu nhờ vào tăng các khoản thu từ đất đai, tăng thu do cơ chế, điều chỉnh chính sách như thu cổ tức, các khoản phí, lệ phí...

Tăng thu ngân sách nhưng chưa xuất phát từ năng lực nội tại?

tuyetnhung | 16/05/2017, 18:32

Thu ngân sách tăng cao so với dự toán được lý giải là do chủ yếu nhờ vào tăng các khoản thu từ đất đai, tăng thu do cơ chế, điều chỉnh chính sách như thu cổ tức, các khoản phí, lệ phí...

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016 và tình hình triển khai thực hiện dự toán năm 2017 ngày 15.5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết năm 2016, tổng thu thực hiện đạt 1.101,38 nghìn tỉ đồng, tăng 8,6% so với dự toán và tăng 62,38 nghìn tỉ đồng so với báo cáo Quốc hội.

Trong đó, thu nội địa đạt 879,36 nghìn tỉ đồng, tăng 12% so dự toán và tăng 50,36 ngàn tỉ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội. Trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 98,75 nghìn tỉ đồng, tăng 97,5% so dự toán và tăng 34,75 nghìn tỉ đồng so với báo cáo Quốc hội ở kỳ họp trước.

Còn trong 4 tháng đầu năm 2017, số thu ngân sách nhà nước ước tính đạt 32,7% dự toán và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, số thu nội địa đạt 32,9%, thu từ dầu thô đạt 40,2%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 30,6%. Một số khoản thu quan trọng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt khá như thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 34,4%; thuế thu nhập cá nhân đạt 40,7%; các loại phí lệ phí đạt 37,1%; các khoản thu từ nhà đất đạt 50,3%.

Nhìn vào những con số trên có thể thấy số thu từ đất đai có tốc độ tăng mạnh nhất trong các nguồn thu. Tuy nhiên, theo đánh giá củaỦy ban Tài chính - Ngân sách, mặc dù thu ngân sách nhà nước vượt dự toán và tăng thêm so với số đã báo cáo Quốc hội khá cao, nhưng số tăng thu chủ yếu là tăng thu từ đất, tăng thu do cơ chế, điều chỉnh chính sách như thu cổ tức, lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ tại doanh nghiệp.

Điều này cho thấy số tăng thu ngân sách chưa thực sự xuất phát từ năng lực nội tại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Mặt khác, đây là năm thứ hai liên tiếp số liệu đánh giá bổ sung chênh lệch khá lớn so với số ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội.

Theo đó, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cần phân tích nguyên nhân, rút kinh nghiệm, tránh trường hợp ước thu thấp, không sát thực tế vào cuối năm vì sẽ ảnh hưởng đến công tác xây dựng dự toán năm sau.

Trong khi đó, một vấn đề được dư luận quan tâm liên quan đến vấn đề tăng thu ngân sách là "tại sao GDP giảm mà nguồn thu lại tăng?".

Lý giải điều này với báo chí, ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết cơ cấu nguồn thu đạt khá chủ yếu là do nguồn thu từ đất đai và phí, lệ phí. Riêng với phí và lệ phí, quý 1/2017 ước đạt 31,3% dự toán, tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ. Nguyên nhân là từ 1.1.2017, một số khoản thu từ phí, lệ phí được tính trong cân đối như phí sử dụng đường bộ thu trên đầu phương tiện ô tô, phí đảm bảo hàng hải,...

Bên cạnh đó, cũng từ 1.1.2017, thực hiện Nghị định 139/2016/NĐ-CP, thuế môn bài trước đây được chuyển sang lệ phí môn bài. Đây là nguyên nhân dẫn tới việc mặc dù GDP giảm, nhưng số thu tăng và số tăng này chủ yếu đến từ đất đai và phí, lệ phí.

"Đây là bản chất của vấn đề chứ không phải là vì tăng trưởng kinh tế giảm, mà phải tăng thu. Hay nói một cách khác là thu tăng, chứ không phải tăng thu", ông Trí nhấn mạnh

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng thu ngân sách nhưng chưa xuất phát từ năng lực nội tại?