Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Australia diễn ra ngày 16.3 vừa qua ở Sydney, Thủ tướng đã có một bài phát biểu ấn tượng, với lời thúc giục các doanh nghiệp lớn của Australia: “Hãy nhanh chân đến Việt Nam”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Hãy nhanh chân đến Việt Nam'

Nhàn Đàm | 18/03/2018, 06:59

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Australia diễn ra ngày 16.3 vừa qua ở Sydney, Thủ tướng đã có một bài phát biểu ấn tượng, với lời thúc giục các doanh nghiệp lớn của Australia: “Hãy nhanh chân đến Việt Nam”.

Phải, kinh tế Việt Nam giờ đã khác, và với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết thì không nghi ngờ gì việc Việt Nam lại một lần nữa trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu trên thế giới. Phải, các doanh nghiệp lớn của Australia (và cả New Zealand) hãy nhanh chân đến Việt Nam. Còn Việt Nam, hãy nhanh chân ''tiêu hóa'' FDI.

Một điều ít được nhắc đến về bài phát biểu ấn tượng của Thủ tướng Chính phủ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Australia ở Sydney vừa qua, đó là lời thúc giục đến Việt Nam đầu tư của Thủ tướng được đặc biệt dành riêng cho các doanh nghiệp Australia thuộc Top 500 thế giới. Đó có thể xem là sự cụ thể hóa lời tuyên bố trước đây về việc chuyển hướng chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Thủ tướng, từ thu hút ồ ạt và thiếu kiểmsoát sang lựa chọn kỹ lưỡng, chủ yếu tập trung vào các nguồn vốn chất lượng có công nghệ cao. Ngoài lý do CPTPP là một hiệp định thương mại đa phương có các tiêu chuẩn rất cao ra, thì còn lý do quan trọng hơn cho việc chuyển hướng thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, đó là tận dụng FDI làm đòn bẩy cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Một cách khách quan và thẳng thắn, bất chấp những lời phàn nàn về sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực FDI, thì một thực tế mà chúng ta cần thừa nhận là: nếu không có khu vực FDI, kinh tế Việt Nam có thể sẽ không đạt được mức tăng trưởng cao những năm qua, thậm chí là sẽ rất thấp. Với một khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cònthiếu hiệu quả, còn khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN) quá yếu cả về số lượng lẫn quy mô, thì sự gia nhập của khối FDI đã giải quyết hàng loạt bài toán, từ tạo việc làm cho lao động và nguồn thu cho ngân sách, đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Vấn đề đáng phàn nàn duy nhất là Việt Nam chưa đầy đủcác biện pháp nhằm lan tỏa hiệu quả kinh tế và chuyển giao công nghệ từ khối FDI sang các khu vực doanh nghiệp trong nước mà thôi.

Dù có thể nhiều người sẽ bị sốc, nhưng nếu thừa nhận một cách thẳng thắn, thì nền kinh tế Việt Nam trong tương lai khả năng sẽ còn phụ thuộc vào khối FDI hơn nữa. Theo thống kê, vào năm 2007 -thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, tỷ trọng xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước chiếm 42,5% tổng xuất khẩu cả nước, còn khối FDI chiếm 57,5%. Đến năm 2017, tỷ trọng xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước chỉ còn 27,4%, trong khi của khối FDI đã lên tới 72,6% (theo The Saigon Times). Với việc ký kết hàng loạt các FTA và gần nhất là CPTPP, thì chắc chắn tỷ trọng này sẽ còn chuyển dịch sang phía FDI rất nhiều nữa, do sẽ có ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để tận dụng các hiệp định thương mại nói trên.

Nói cách khác, sự phụ thuộc ngày càng lớn vào khu vực FDI là xu hướng không thể ngăn cản của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai (dù vai trò của khu vực DNTN cũng sẽ ngày càng lớn và quan trọng hơn). Và điều thiết thựcnhất có thể làm là lựa chọn các dự án FDI có chất lượng tốt nhất và công nghệ cao nhất như Thủ tướng vừa làm ở Sydney nhằm tận dụng tối đa làn sóng đầu tư này mà thôi. Như Thủ tướng đã chỉ ra trong bài phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp ở Sydney, Việt Nam giờ đây đã hội tụ đủ các điều kiện cần thiết để thu hút các dự án đầu tư FDI chất lượng cao, và chúng ta có quyền lựa chọn.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích có thể thu được từ làn sóng đầu tư chất lượng cao này, thì vấn đề của Việt Nam là phải “tiêu hóa” được nó càng nhiều càng tốt. Như Thủ tướng đã chỉ ra trong một bài phát biểu hồi đầu năm, tăng trưởng kinh tế cao sẽ là vô nghĩa nếu như thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ mới đạt gần 2.500 USD/năm như hiện nay. Nói cách khác, mọi nỗ lực sẽ là vô nghĩa nếu như chúng ta không thể cải thiện thu nhập đầu người và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Theo Báo cáo Việt Nam 2035, kịch bản tăng trưởng tốt nhất là đến năm 2035 thu nhập đầu người Việt Nam sẽ đạt khoảng trên 7.000 USD, vẫn còn cách mức được xem là thoát bẫy thu nhập trung bình là 12.000 USD một khoảng cách khá xa.

Giải pháp duy nhất cho cả bài toán tăng trưởng kinh tế lẫn thoát bẫy thu nhập trung bình, đó là Việt Nam cần phải leo lên được các nấc cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Để làm được điều đó chúng ta cần có công nghệ và vốn -là những thứ mà các dự án FDI chất lượng cao có thể đem lại. Và Việt Nam chỉ có được điều đó nếu “tiêu hóa” được các dự án FDI càng nhiều càng tốt.

Nhàn Đàm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Hãy nhanh chân đến Việt Nam'