Ngày 13.7, Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố Sách trắng với tiêu đề “Trung Quốc kiên quyết thông qua biện pháp đàm phán để giải quyết các tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên Nam Hải”.

Sách trắng của Trung Quốc về đàm phán tranh chấp với Philippines vẫn đòi chủ quyền lịch sử

Cẩm Bình | 13/07/2016, 16:33

Ngày 13.7, Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố Sách trắng với tiêu đề “Trung Quốc kiên quyết thông qua biện pháp đàm phán để giải quyết các tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên Nam Hải”.

Trong Sách trắng, Trung Quốc đã ngang ngược khẳng định “các tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với một phần quần đảo Nam Sa (cách gọi của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa) là không có căn cứ lịch sử cũng như căn cứ pháp lý quốc tế”.

Cũng theo Sách trắng, yếu tố cốt lõi trong tranh chấp giữa hai nước là những vấn đề lãnh thổ phát sinh do Philipines xâm lấnvà chiếm hữu trái phép một số bộ phận bãi đá ở quần đảo này.

Ngoài ra, sự phát triển của Luật Biển quốc tế cũng khiến tranh chấp nảy sinh giữa hai nước, Sách trắng cho biết.

Tiếp tục không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực

Đề cập đến vụ kiện Philippines - Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, Sách trắng cáo buộc hành động đơn phương khởi kiện của Philippines lên Tòa Trọng tài thường trực đã “vi phạm các thỏa thuận song phương, vi phạm quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp mà Trung Quốc được hưởng theo quy định trong Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) vàlạm dụng UNCLOS”.

Lấy lý do này, Sách trắng ngang nhiên tuyên bố: “Tòa Trọng tài được thành lập từ hành động khởi kiện của Philippines không có thẩm quyền đối với các đệ trình liên quan, và phán quyết mà tòa đưa ra không có giá trị và không có tính ràng buộc”.

Thậmchí Sách trắng này còn khẳng định: “Chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc trong bất kỳtrường hợp nào đều sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực.Trung Quốc không công nhận, không thừa nhận phán quyết. Trung Quốc phản đối và không bao giờ chấp nhận bất cứ chủ trương hay hành động nào dựa trên phán quyết này”.

Thay vào đó, Sách trắng kêu gọi Trung Quốc và Philippines trở lại quỹ đạo trước đây khi đề cập đến việc “hai nước từng nhiều lần hiệp thương để xử lý ổn thỏa tranh chấp trên biển, đạt được nhận thức chung về giải quyết tranh chấp bằng đàm phán và tham vấn giữa các bên liên quan. Nhận chức chung này đã nhiều lần được nhắc đếntrong các văn bản song phương giữa hai nước”.

Lặp lại tuyên bố chủ quyền phi pháp

Phần tiếp theo trong Sách trắng lặp lại tuyên bố chủ quyền phi pháp đối với quần đảo Trường Sa dựa trên lịch sử.Cụ thể, Trung Quốc xem quần đảo này “là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc.Chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo này và quyền cũng như lợi ích tại vùng Biển Đông đã được thiết lập qua quá trình lịch sử lâu dài”.

Mặc dù yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đã bị Tòa Trọng tài thường trực xác định không có cơ sở pháp lý, nhưng nước này vẫn ngoan cố lặp lại tuyên bố chủ quyền phi pháp- ảnh: stratfor.com
Mặc dù yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đã bị Tòa Trọng tài thường trực xác định không có cơ sở pháp lý nhưng Trung Quốc vẫn ngoan cố lặp lại tuyên bố chủ quyền phi pháp - Ảnh: stratfor.com

Ngoài ra, theo Sách trắng, Trung Quốc còn tự nhận mình luôn tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương LHQ, cam kết duy trì và thúc đẩy việc thực thi luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định “kiên quyết bảo vệ tự do hàng hải, hàng không và hòa bình ở Biển Đông theo luật phápquốc tế”.

Để thực hiện việc này, Sách trắng tuyên bố “Trung Quốc kiên quyết thông qua biện pháp đàm phán, tham vấn, quản lý sự khác biệt bằng các quy tắc và cơ chế”.

Cuối cùng, Sách trắng yêu cầu các quốc gia ngoài khu vực ủng hộ những nỗ lực giải quyết tranh chấp của các quốc gia trong khu vực và đóng vai trò xây dựng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Cẩm Bình (theo xinhuanet.com)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sách trắng của Trung Quốc về đàm phán tranh chấp với Philippines vẫn đòi chủ quyền lịch sử