Nắm bắt tình hình kinh tế chung và sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến quá trình tiêu thụ sản phẩn của người nông dân, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo các sở ban ngành chủ động tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân.

Thừa Thiên - Huế chủ động giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm trong mùa dịch

Mỹ Linh | 20/03/2020, 16:41

Nắm bắt tình hình kinh tế chung và sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến quá trình tiêu thụ sản phẩn của người nông dân, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo các sở ban ngành chủ động tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân.

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 khiến việc tiêu thụ nông sản của bà con nông dân gặp nhiều khó khăn, do các nhà hàng, quán ăn vắng khách nên tạm ngưng tiếp nhận nguồn hàng dẫn tới tình trạng nông sản đến mùa thu hoạch bị đọng lại không tiêu thụ hết hoặc không có nơi để tiêu thụ. Những mặt hàng nông sản phổ biến như rau quả, gà, vịt, tôm, cá… thường xuyên trong tình trạng không có nơi tiêu thụ.

Trước tình hình khó khăn của người nông dân, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ trì buổi họp trực tuyến với các sở ban ngành để tìm ra hướng giải quyết khó khăn cho người dân. Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ việc các cơ sở kinh doanh ăn uống lượng khách giảm hoặc tạm đóng cửa,các nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chức sự kiện tạm dừng tổ chức các tiệc cưới, tiệc mừng nhằm tránh tập trung đông người”.

Thừa Thiên - Huế hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp - Ảnh: L.T

Ông Thọ nhấn mạnh rằng, trước thực trạng do dịch bệnh gây ra, chính quyền phải có ngay những động thái để hỗ trợ cho nông dân, giúp bà con vượt qua giai đoạn khó khăn. Các địa phương cần rà soát lại lượng nông sản của bà con không tiêu thụ được, phối hợp với các doanh nghiệp về nguồn cung, nhu cầu để có kế hoạch kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Để thực hiện được điều đó, cần có đánh giá chi tiết về các mặt hàng. Cụ thể, mặt hàng nào cần tiêu thụ ngay, mặt hàng nào chưa đến thời gian thu hoạch, qua đó có phương án phân bổ hợp lý. Mục tiêu Chủ tịch UBND tỉnh hướng đến là phải làm sao đảm bảo và duy trì tình hình sản xuất của bà con, đảm bảo nhu cầu sử dụng lương thực của người dân trong thời điểm hiện tại.

Các mặt hàng nông sản gặp khó khi nhà hàng, khách sạn ngừng tiếp nhận - Ảnh: Q.S

Trước mắt, có nhiều phương án hỗ trợ được UBND tỉnh đề xuất như, kết nối tiêu thụ nông sản với các hệ thống siêu thị và các hệ thống phân phối lớn,triển khai việc đưa các mặt hàng lênsàn kinh tế hợp tác điện tử của Liên minh Hợp tác xã tỉnh. Đồng thời, đưa sản phẩm tiêu thụ tại các khu cách ly tập trung, vận động các lực lượng thanh niên, đoàn thể xã hội, doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên chức hỗ trợ việc giới thiệu, bán hàng, tiêu thụ. Đặc biệt là phương án thành lập đội tình nguyện ship hàng hỗ trợ bà con nông dân.

Chốt lại, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định, nếu các cấp, các ngành để nông dân nghèo, sản phẩm của nông dân không tiêu thụ được thì đồng nghĩa với việc chính quyền chưa làm hết trách nhiệm.

Mỹ Linh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thừa Thiên - Huế chủ động giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm trong mùa dịch