Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối… để phát triển các nền tảng số quốc gia.

Thúc đẩy ứng dụng các công nghệ số mới nhằm phát triển các nền tảng số quốc gia

Thu Anh | 01/04/2022, 13:54

Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối… để phát triển các nền tảng số quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Bối cảnh hiện nay là thời cơ mà Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm mới, từ đó bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia.

Nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển Quốc gia.

thuc-day-ung-dung-cac-cong-nghe-so-moi-nham-phat-trien-cac-nen-tang-so-quoc-gia.jpg
AI là một trong những công nghệ số mới nhất hiện nay - Ảnh: Internet

Phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số, trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng và kiên cường trước các thách thức trong thế giới nhiều biến động khó dự báo trước.

Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.

Phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp.

Chiến lược xác định thể chế, hạ tầng, nhân lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số và xã hội số. Chiến lược nêu ra 16 nhóm nhiệm vụ và 8 nhóm giải pháp để đưa công nghệ số và dữ liệu số thấm sâu một cách tự nhiên, mặc định vào mọi mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Trong đó, Chiến lược nhấn mạnh tới việc thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bản sao số, chuỗi khối, mã nguồn mở... để phát triển các nền tảng số quốc gia.

Xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ số mới để tạo ra những nền tảng, sản phẩm, dịch vụ mang đặc thù Việt Nam, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

Xây dựng các khu nghiên cứu phát triển, thử nghiệm, ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp phát triển kinh tế số, hỗ trợ thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới, ươm tạo, khởi nghiệp về kinh tế số, hình thành các trung tâm xúc tiến chuyển đổi số tại các khu công nghiệp, khu chế xuất…

Đầu tư, nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao các mô hình kinh doanh mới, mô hình mẫu về chuyển đổi số, kinh tế số; ứng dụng mẫu chuyển đổi số phù hợp đặc trưng của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; thúc đẩy các doanh nghiệp đầu ngành, doanh nghiệp hạt nhân đầu tư nghiên cứu, xây dựng các nền tảng số chuyên ngành…

Chính phủ giao Bộ TT-TT chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược này, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai…

Bài liên quan
Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt
Việc ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản được xem là chìa khóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thúc đẩy ứng dụng các công nghệ số mới nhằm phát triển các nền tảng số quốc gia