Đây là một trong số các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện mà Tổng cục Môi trường đã đặt ra.

Thực hiện chuyển đổi số, cải thiện chất lượng môi trường

Thu Anh | 22/01/2021, 14:08

Đây là một trong số các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện mà Tổng cục Môi trường đã đặt ra.

Đại diện Tổng cục Môi trường cho biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai, thực hiện là thực hiện chuyển đổi số để tiến tới thực hiện Chính phủ số, nền kinh tế số đối với lĩnh vực môi trường.

Ngoài ra, bên cạnh việc xây dựng các văn bản hướng dẫn và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm sẵn sàng triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, nhiệm vụ trọng tâm được Tổng cục Môi trường đặt ra còn có việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn (khu công nghiệp, làng nghề…); tăng cường các biện pháp phòng ngừa các nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.

Tăng cường công tác quản lý chất thải rắn, trong đó tập trung quản lý tốt vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; thúc đẩy, thu hút đầu tư, xử lý tái chế rác thải bằng công nghệ chế biến, công nghệ sinh học thay cho chôn lấp trực tiếp.

Cải thiện chất lượng môi trường (đất, nước, không khí…); từng bước khôi phục môi trường các lưu vực sông, cải thiện chất lượng môi trường không khí ở đô thị lớn…

thuc-hien-chuyen-doi-so-cai-thien-chat-luong-moi-truong.jpg
Tiến tới thực hiện Chính phủ số, nền kinh tế số đối với lĩnh vực môi trường - Ảnh: Internet

Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý môi trường

Tại cuộc họp về triển khai những nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, giai đoạn 2021-2025 của Tổng cục Môi trường, ông Nguyễn Văn Tài (Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường) cho biết Tổng cục đã xác định những vấn đề và thách thức đối với công tác quản lý nhà nước về môi trường năm 2021, giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, đại dịch COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, dự đoán trong 10 năm tới việc chuyển đổi số và bảo vệ môi trường sẽ được các quốc gia đặt ưu tiên hàng đầu. Các nước Châu Âu đã đặt kinh tế tuần hoàn lên ưu tiên số một để hướng tới một nền kinh tế không rác thải vào năm 2050.

Do đó, công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam trong giai đoạn tới cần đặt trọng tâm là xây dựng và phát triển nền kinh tế tuần hoàn; thực hiện tốt công tác quản lý rác thải, đẩy mạnh công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tiếp tục đổi mới phương thức quản lý môi trường trong điều kiện chuyển đổi số.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, môi trường nước ta vẫn đã và đang chịu áp lực lớn từ các nguồn ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh về số lượng, quy mô và mức độ tác động. Cả nước hiện có 280 khu công nghiệp đang hoạt động; 846 đô thị; 4.575 làng nghề, gần 120.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, 31.668 trang trại nông nghiệp; 13.674 cơ sở khám, chữa bệnh...

Ngoài ra, mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường chậm lại nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề môi trường chưa được giải quyết như ô nhiễm không khí vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là ô nhiễm bụi mịn tại các thành phố lớn; rác thải sinh hoạt, đặc biệt là rác thải sinh hoạt tại nông thôn chưa được phân loại, thu gom, xử lý hiệu quả. Rác thải điện tử, chất thải nhựa sử dụng một lần, túi nilon không được thu gom, xử lý đúng cách…

Bài liên quan
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành Tài nguyên Môi trường
Trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, ngành Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực hiện chuyển đổi số, cải thiện chất lượng môi trường