"Thực phẩm bẩn giờ đây không chỉ ở phạm vi trong nước mà đã lan ra cả các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu đến", TS Lê Đăng Doanh nhận định.

Thực phẩm bẩn, kém chất lượng... đang làm xấu đi thương hiệu Việt Nam

tuyetnhung | 16/07/2016, 05:46

"Thực phẩm bẩn giờ đây không chỉ ở phạm vi trong nước mà đã lan ra cả các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu đến", TS Lê Đăng Doanh nhận định.

Tại hội thảo nông nghiệp “Giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp” diễn ra ngày 15.7, bàn về vấn đề đáng báo động trong cả nước hiện nay là mất vệ sinh an toàn thực phẩm, chuyên gia kinh tế -TS Lê Đăng Doanh nhận định, không chỉ thị trường trong nước mà cảtrên thị trường xuất khẩu, đang cómột thực trạng đáng lo ngại là tình trạng vi phạm các quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra kéo dài vàgia tăng trên các thị trường chủ yếu.

TS Lê Đăng Doanh lấy ví dụ cụ thể là mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Trong thời gian gần đây, việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn gặp khó khăn tại thị trường Nhật Bản - thị trường vốnđược xem là chủ lực và truyền thống của Việt Nam từ trước tới nay. Nguyên nhânlà do doanh nghiệp Việt Nam thường bơm vượt quá dư lượng kháng sinh cho phép hay tạp chất vào tôm để tăng trọng, thậm chí còn nhét đinh vào đầu tôm để tăng trọng lượng. Những hành động này đang làm xấu đi thương hiệu tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. Không chỉ thị trường Nhật Bản mà2 thị trường chủ lực khác là Mỹ và EU cũng cảnh giác với các mặt hàng thực phẩm từ Việt Nam.

TS Doanh cũng cho biết thêm, một bộ phận nông dân đang vô tình hại chính mình cũng như toàn thể người dân trong cả nước. Các hộ chăn nuôi lạm dụng chất tạo nạc với lợn, hay các doanh nghiệp lạm dụng hóa chất độc hại để thúc đẩy quá trình sinh trưởng làm chín trái cây... đang dần làm mất niềm tin của người tiêu dùng, đẩy người tiêu dùng đi tìm kiếm nông sản nhập khẩu.

"Ở đây, con sâu không chỉ làm rầu nồi canh mà còn phá hỏng thương hiệu quốc gia khi phía Nhật Bản đã nhiều lần đe dọa và đình chỉ nhập khẩu tôm từ Việt Nam”, ông Doanh nói.

Lý giải về nguyên nhân để xảy ra tình trạng này, TS Doanh cho rằng do sản xuất quy mô nhỏ lẻ, tự phát, chưa theo tín hiệu thị trường, trang thiết bị lạc hậu, lao động chưa được đào tạo. Việc sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học… đã ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng sạch của nông sản, sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.

Đánh giá một góc nhìn khác về nguyên nhân, TSVũ Tuấn Anh - Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) chỉ ra rằng, ở đó vẫn tiềm ẩn những nguyên nhân về vốn. Sản xuất nông sản sạch đòi hỏi sựđầu tư tương đối lớn, trong khi doanh nghiệp, người dân lại vướng mắc ở khâu này.

"Cụ thể là tại các cánh đồng do nông dân thực hiện GAP, chi phí cho sản xuất thực phẩmsạch thường cao hơn nhiều so với sản xuất theo cách thức thông thường", TS Vũ Tuấn Anh nhận định.

Một điểm hạn chế cũng được các chuyên gia chỉ ra làsố đông người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức đầy đủ về an toàn thực phẩm nên chưa có lối sống tiêu dùng thực phẩm sạch và chưa đòi hỏi nghiêm khắc đối với chất lượng an toàn.Trong mua bán thực phẩm, những tiêu chuẩn tươi, đẹp, bắt mắt, thơm ngon và rẻ thường được người tiêu dùng ưu tiên hơn;thậm chí điều nàyđồng nghĩa với sạch, an toàn. Vì vậy, nông sảnsản xuất và chế biến không an toàn vẫn được tiêu thụ phổ biến ở chợ, trên đường phố, các hàng quán bình dân, thậm chí được đưa vào tiêu thụ ở những siêu thị, nhà hàng cao cấp.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực phẩm bẩn, kém chất lượng... đang làm xấu đi thương hiệu Việt Nam