Thực tế hiện nay, người nông dân cũng như các doanh nghiệp rất muốn sản xuất, chế biến thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn về đầu ra. Vấn đề đặt ra lúc này là làm sao tạo ra con đường để thực phẩm sạch đến với tay người tiêu dùng.

Thực phẩm sạch: Nhiều cơ sở sản xuất bí đầu ra

Hồ Quang | 24/06/2017, 15:46

Thực tế hiện nay, người nông dân cũng như các doanh nghiệp rất muốn sản xuất, chế biến thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn về đầu ra. Vấn đề đặt ra lúc này là làm sao tạo ra con đường để thực phẩm sạch đến với tay người tiêu dùng.

Người dân muốn làm thực phẩm sạch

Thời gian gần đây nhiều tỉnh, thành miền Tây đã hình thành các mô hình thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn như: hợp tác xã sản xuất rau an toàn, truy xuất nguồn gốc, chợ an toàn, chợ kiểu mẫu,chuỗi thực phẩm an toàn… đã và đang tạo ra một lượng lớn thực phẩm sạch cung ứng cho thị trường.

Mô hình sản xuất rau an toàn được ra đời bằng những hợp tác xã rau an toàn, quy tụ những người nông dân mong muốn sản xuấtrau an toàn theođúng quy trình Viet Gap. Những người nông dân tham gia vào mô hình sản xuất rau an toàn được tập huấn kiến thứcđể có kỹ năng sản xuất rau sạch. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn hỗ trợ con giốngcũng như vật tư, phân bón cho nông dân sản xuất. Các hợp tác xã rau an toàn vì thế đã thu hút rất đông xã viên tham gia.

Thời gian qua, Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Phước Thịnh (huyện Cần Giuộc, Long An) đã hợp đồng chặt chẽ với các xã viên theo nguyên tắc “an toàn của người tiêu dùng là trên hết” và đã tạo được uy tín về chất lượng đối với khách hàng; đặc biệt là giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở địa phương, với mức thu nhập cao, gần cả trăm triệu đồng mỗi năm/người.

Điều này khiến cho hợp tác xã này dù mới thành lập nhưng cũng đã thu hút rất đông xã viên tham gia. Hợp tác xã có hơn 40 xã viên với hơn 20 ha chủ yếu là sản xuất các loại rau ăn lá, rau gia vị và củ quả. “Người dân ở đây rất muốn làm thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn”, ông Đặng Duy Dũng - Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Phước Thịnh khẳng định.

Các nông dân làm việc tại Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Phước Thịnh

Trong khi đó, các cơ sở sản xuất, chế biến thủy hải sản, gia súc, gia cầm cũng đua nhau tham gia sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Để đạt chứng nhận chuỗi an toàn thực phẩm, doanh nghiệp phải bảo đảm các khâu sản xuất ban đầu, từ trang trại, con giống, thức ăn, nguồn nước đến số ghi chép, sổ theo dõi… Cơ sở sản xuất còn phải đáp ứng điều kiện vệ sinh, nguồn nước, bảo quản sản phẩm…

Cũng vì theo đuổi chứng nhận chuỗi an toàn thực phẩm mà Công TNHH San Hà với nhãn hàng gà công nghiệp Ngọc Hà phải đầu tư gần cả trăm tỉđồng để trang bị dây chuyền giết mổ hiện đại từ châu Âu. Đơn vị này còn cung ứng con giống, thức ăn và quy trình nuôi đạt chuẩn để nhà nông tại Long An, TP.HCM tham gia chuỗi cung ứng nguyên liệu. Sắp tới, doanh nghiệpcòn đưa vào hoạt động trang trại gà công nghiệp rộng 75.000 m2 tại Long An nhằm chủ động hơn nữa nguồn nguyên liệu.

Tạo con đường ra cho thực phẩm sạch

Ông Dũng cho biết, dù người dân rất muốn làm thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn nhưng đầu ra hiện nay không đáp ứng được sản lượng rau sạch của bà con xã viên. Nhiều bà con xã viên phải bán cho thương lái bên ngoài mỗi ngày từ 5 đến 10 tấn rau. Chính việc bán bên ngoài khiếngiá cả bấp bênh, nhiều lúc bị thương lái ép giá khiến nhiều xã viên không dám mở rộng diện tích đất canh tác rau an toàn.

Ông Đồng Quang Đôn - Trưởng phòng nông nghiệp huyện Cần Giuộc (Long An) cho biết, hiện địa phương có 8 hợp tác xã rau an toànvới 22 tổ hợp tác, trong đó có 3 hợp tác xã đã được cấp chứng nhận Viet Gap nhưng sản lượng đầu ra chỉ chiếm20%, còn lại 80% phải bán cho các thương lái nên giá cả không ổn định.

“Sản xuất rau an toànyêu cầu rất nghiêm ngặt, từ phân bón, thuốc trừ sâu, đến các kỹ thuật canh tác phải đúng theo quy trình. Đó là chưa kể phải đóng gói bao bì rất tốn kém nhưng lại bán cho thương lái để ra các chợ thị trường thì có khác gì so với các loại rau sản xuất thủ công khác. Điều này khiến người sản xuất rau an toàn cảm thấy bức xúc”, ông Đôn chia sẻ.

Ông Lê Văn Hoàng – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Long An cho hay, hiện sản lượng rau của các hợp tác xã sản xuất rau an toàn ở địa phương này vào các siêu thị hay cửa hàng tiện ích tại TP.HCM còn rất ít. Phần lớn muốn vào các siêu thịđều phải thông qua các hợp tác xã rau an toàn của TP nên số lượng rất hạn chế, không chủ động được nguồn hàng.

Rau an toàn được cột thành bótrước khi cân và đóng góiđưa ra thị trường

Chia sẻ tại buổi lễ ký kết“Phối hợp sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các chuỗi cung ứng nông sản giữa tỉnh Long An và TP.HCM giai đoạn 2017-2020” hôm 23.6, bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho rằngđể đánh giá hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm phải xem tỷ lệ người dân sử dụng thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn có tăng lên hay không, chứ không phải là xử phạt nhiều hay ít cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm.

Tại TP.HCM, nguồn thực phẩm cung ứng không chỉ phân phối ở các kênh hiện đại như siêu thị hay các cửa hàng tiện ích mà còn ở các chợ đầu mối như: Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức. Do đó, vấn đề đặt ra làcần phải kiểm soát chặt chẽ thực phẩm ngay từ nguồn. Những thực phẩm đi vào trong các chợ đầu mối trên phải truy xuất được nguồn gốc.

Bà Lan đề nghị cả TP.HCM và Long An phải kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác) đến cơ sở sơ chế hoặc giết mổ, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông sản, đồng thời truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ.

TP.HCM sẽ tạo nhịp cầu kết nối tăng sản lượng tiêu thụ nông sản, trong đó tập trung vào rau, thịt các loại; còn Long An phải nỗ lực kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đối với hầu hết nông sản chủ lực.

“Chúng ta không để thực phẩm vào tới TP rồi mới phát hiện ra những thực phẩm không sạch phải tiêu hủy. Thực sựkhi phải tiêu hủy như thế thì TP cũng khóc mà người nông dân cũng khóc. Do đó, để có hiệu quả hơn về vấn đề này chúng ta phải kiểm soát từ nguồn”, bà Lan nói.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực phẩm sạch: Nhiều cơ sở sản xuất bí đầu ra