Theo nhóm địa chất quốc tế, hỗn hợp khí thải carbon dioxide, tình trạng nóng lên toàn cầu còn có thêm một lý do khác khiến hàng loạt các sinh vật sống bị tuyệt chủng, xảy ra hơn 200 triệu năm trước, vào cuối kỷ Trias (kỷTam Điêp) là thủy ngân độc, xuất hiện trên bề mặt hành tinh do hậu quả của núi lửa phun trào.

Thủy ngân góp phần gây tuyệt chủng kỷ Trias, giết chết gần 3/4 số sinh vật trên hành tinh

30/10/2019, 17:10

Theo nhóm địa chất quốc tế, hỗn hợp khí thải carbon dioxide, tình trạng nóng lên toàn cầu còn có thêm một lý do khác khiến hàng loạt các sinh vật sống bị tuyệt chủng, xảy ra hơn 200 triệu năm trước, vào cuối kỷ Trias (kỷTam Điêp) là thủy ngân độc, xuất hiện trên bề mặt hành tinh do hậu quả của núi lửa phun trào.

Khi chưa có các xí nghiệp công nghiệp như ngày nay, chỉ có núi lửa phun trào mới mang đến thủy ngân độc cho bề mặt Trái đất - Ảnh: AP

Theo Science Advances, các nhà địa chất đã xác định thêm một lý do khác khiến hàng loạt các sinh vật sống bị tuyệt chủng, xảy ra hơn 200 triệu năm trước, vào cuối kỷ Trias (kỷ Tam Điêp). Hóa ra đó là thủy ngân độc, xuất hiện trên bề mặt hành tinh do hậu quả của núi lửa phun trào.

Hầu hết các nghiên cứu trước đây gọi là khí nhà kính, đặc biệt là carbon dioxide và lưu huỳnh oxit, nguyên nhân chính gây tuyệt chủng ở kỷ Trias. Nguồn gốc của chúng là núi lửa, đã phun trào với số lượng lớn khoảng 200 triệu năm trước. Kết quả là, sự nóng lên toàn cầu bắt đầu, đã giết chết gần 3/4 số sinh vật trên hành tinh.

Một công trình nghiên cứu mới đã bổ sung thêm một nguyên nhân nữa có thể của thảm họa này. Một nhóm các nhà địa chất quốc tế đến từ Đan Mạch, Hà Lan, Canada và Đức đã phân tích các bào tử dương xỉ (fern spores) từ các mẫu đá cổ xưa. Họ kết luận rằng một số lượng lớn các đột biến trong đó, xuất hiện từ thời kỳ tuyệt chủng Trias, có thể liên quan đến nồng độ thủy ngân tăng lên.

Kim loại rất độc này rất hiếm gặp trên bề mặt trái đất. Bây giờ nó xuất hiện từ khí thải của các xí nghiệp công nghiệp, còn trong thời cổ đại, chỉ có núi lửa mới có thể đóng vai trò là nguồn tạo ra thủy ngân.

Các nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong các loại đá có từ thời tuyệt chủng kỷ Trias, có hàm lượng thủy ngân tăng cao. Các chỉ số tương tự là đặc điểm của một sự tuyệt chủng hàng loạt khác - Permi, xảy ra khoảng 250 triệu năm trước.

Sophie Lindstrom, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu giải thích rằng trong suốt thời gian tuyệt chủng các bào tử bất thường (abnormal fern spores) ngày càng nhiều, ngày càng đột biến nghiêm trọng.

Việc gia tăng số lượng đột biến trùng khớp với thời gian hoạt động núi lửa rất tích cực và hàm lượng thủy ngân tăng trong đá cho phép các nhà khoa học kết luận rằng đây cũng trở thành một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự tuyệt chủng Trias. Điều này có thể khiến toàn bộ chuỗi thức ăn trở nên tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, không thể nói rằng các đột biến gây ra bởi thủy ngân núi lửa là nguyên nhân duy nhất của sự tuyệt chủng. Thông thường chúng ta hay giải thích sự tuyệt chủng hàng loạt là những lý do đơn giản như thiên thạch rơi xuống hoặc biến đổi khí hậu, nhưng không nghĩ nó đơn giản như vậy. Như nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, rất có thể nguyên nhân của thảm họa Trias là hỗn hợp khí thải carbon dioxide, tình trạng nóng lên toàn cầu, chất độc như thủy ngân và các yếu tố khác đã góp phần vào cuộc khủng hoảng sinh học cuối kỷ Trias.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủy ngân góp phần gây tuyệt chủng kỷ Trias, giết chết gần 3/4 số sinh vật trên hành tinh