Tuần qua Anh cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 do hãng AstraZeneca hợp tác với Đại học Oxford phát triển. Đây là sự bổ sung đáng giá cho vắc xin của Pfizer hợp tác BioNTech điều chế đang được triển khai tiêm rộng rãi.

Tiêm 2 loại vắc xin COVID-19 khác nhau có hiệu quả không?

Cẩm Bình | 03/01/2021, 09:10

Tuần qua Anh cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 do hãng AstraZeneca hợp tác với Đại học Oxford phát triển. Đây là sự bổ sung đáng giá cho vắc xin của Pfizer hợp tác BioNTech điều chế đang được triển khai tiêm rộng rãi.

Cả 2 loại vắc xin đều yêu cầu phải tiêm 2 mũi cách nhau vài tuần. Vậy người tiêm phải làm thế nào nếu họ quên mũi đầu tiên là loại nào hoặc loại họ tiêm tạm hết? Giới chức Anh ngay ngày đầu năm 2021 đã ban hành hướng dẫn cho biết hoàn toàn có thể kết hợp 2 loại.

“Nếu không có cùng loại vắc xin (với lần tiêm thứ nhất) hoặc không biết loại vắc xin tiêm lần đầu thì việc sử dụng loại mà địa phương sẵn có hoàn thành lịch chủng ngừa cũng rất hợp lý”, hướng dẫn viết.

Tuy nhiên, giới chức Anh ghi chú thêm rằng chưa có bằng chứng về khả năng thay thế cho nhau giữa các loại vắc xin. Quan chức Cơ quan Y tế công Mary Ramsay lưu ý: “Nên cố gắng đảm bảo tiêm cùng 1 loại ở 2 lần tiêm, chỉ khi gặp trường hợp bất khả kháng mới thay đổi. Dùng khác loại ở liều thứ hai tốt hơn không tiêm”.

Còn theo bà Kate Bingham - người đứng đầu đội chuyên trách vắc xin của chính quyền thì “ý tưởng ở đây là tối đa hóa sức mạnh phản ứng miễn dịch”.

5fd2221d30f2740018b0f02e.jpg
Anh đang triển khai tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech

Chiến lược rủi ro

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Phyllis Tien thuộc Đại học California (Mỹ) nhận xét hướng dẫn dùng kết hợp 2 loại vắc xin được ban hành mà chẳng dựa trên bất kỳ dữ liệu khoa học nào mang đầy rủi ro.

2 loại vắc xin Anh cấp phép sử dụng khác nhau về phương thức điều chế và cũng không được phát triển để dùng kết hợp.

Sản phẩm của Pfizer/BioNTech dựa vào RNA thông tin (mRNA) kích hoạt phản ứng miễn dịch ở bệnh nhân, tạo ra kháng thể. Trong khi đó, sản phẩm của AstraZeneca/Oxford nhờ đến công nghệ tái tổ hợp vector vi rút kích thích cơ thể tạo tế bào T.

Theo bà Bingham, kháng thể ngăn vi rút xâm nhập tế bào, còn tế bào T tiêu diệt tế bào đã nhiễm vi rút rồi loại bỏ chúng. Nhưng đây chỉ là lý thuyết, chuyên gia vắc xin John Moore thuộc Đại học Cornell (Mỹ) vẫn cho rằng nên cần có thêm chứng cứ thuyết phục mới khuyến nghị người dân kết hợp 2 loại.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiêm 2 loại vắc xin COVID-19 khác nhau có hiệu quả không?