Quan chức y tế châu Âu cảnh báo việc tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường quá thường xuyên có thể làm giảm hiệu quả của chúng.

'Tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường thường xuyên có thể làm quá tải hệ thống miễn dịch'

Sơn Vân | 13/01/2022, 11:02

Quan chức y tế châu Âu cảnh báo việc tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường quá thường xuyên có thể làm giảm hiệu quả của chúng.

Marco Cavaleri, người phụ trách chiến lược vắc xin của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA), cho biết cần phải tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường hàng năm cùng thời điểm chích vắc xin cúm. Thế nhưng, ông cảnh báo: “Nếu chúng ta có một chiến lược mà trong đó phải cung cấp mũi vắc xin tăng cường, giả sử khoảng 4 tháng một lần, chúng ta sẽ có khả năng gặp vấn đề với đáp ứng miễn dịch. Đáp ứng miễn dịch có thể không tốt như chúng ta mong muốn. Chúng ta nên cẩn thận trong việc không làm quá tải hệ thống miễn dịch với việc tiêm vắc xin nhắc lại thường xuyên".

tiem-mui-vac-xin-covid-19-thuong-xuyen-co-the-lam-qua-tai-he-thong-mien-dich2.jpg
Ông Marco Cavaleri nói tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường thường xuyên có thể phản tác dụng

Trong khi liều vắc xin COVID-19 thứ 3 vẫn đang được triển khai ở các nước giàu và nhiều quốc gia nghèo hơn vẫn đang chờ đợi liều đầu tiên, đã diễn ra cuộc thảo luận về khả năng có một đợt tiêm mũi tăng cường khác.

Israel đã bắt đầu tiêm liều vắc xin COVID-19 của Pfizer thứ 4 cho người từ 60 tuổi, nhân viên y tế và những ai bị suy giảm miễn dịch. Song trước đó, một số nhà khoa học cảnh báo rằng kế hoạch này có thể phản tác dụng, vì quá nhiều mũi tiêm có thể gây ra một loại mệt mỏi hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng chống lại vi rút SARS-CoV-2 của cơ thể.

Hồi tháng 12.2021, Giám đốc khoa học của Pfizer, Mikael Dolsten, đã gợi ý rằng có thể cần đến liều vắc xin thứ 4 ở Mỹ ngay từ mùa xuân này.

Vi rút đang chạy trước chúng ta, chứ không phải chúng ta đang đi trước vi rút. Bạn có thể cần một lần tiêm mũi vắc xin tăng cường nữa nếu Omicron xuất hiện, vì nó sẽ làm hạn chế hệ miễn dịch. Sau đó, chúng ta cần phải thực hiện các chiến dịch tiêm mũi tăng cường hàng năm”, Mikael Dolsten cho hay.

Tại một hội nghị nhà đầu tư vào tuần trước, Giám đốc điều hành Moderna - Stéphane Bancel nói rằng ông tin mũi vắc xin COVID-19 thứ 4 (liều tăng cường thứ 2) sẽ là cần thiết vào mùa thu năm 2022.

Trong bình luận của mình tại cuộc họp báo, Marco Cavaleri nói rằng dữ liệu chưa ủng hộ liều vắc xin COVID-19 thứ 4.

Ông cho hay: “Dù việc sử dụng một mũi tiêm tăng cường thứ 2 có thể được coi là một phần của kế hoạch dự phòng, nhưng việc tiêm chủng lặp lại trong các khoảng thời gian ngắn sẽ không thể hiện một chiến lược lâu dài bền vững”.

Một số quốc gia dự định tiêm liều vắc xin thứ 4 để đối phó với sự gia tăng đột biến số ca COVID-19 do biến thể Omicron gây ra. Tuy nhiên, các dấu hiệu ban đầu cho thấy việc tiêm chủng lặp lại có thể gặp trở ngại vì nhiều người cảm thấy mệt mỏi khi bước vào năm thứ 3 của đại dịch. Xem chi tiết tại đây.

Dù liều vắc xin Pfizer thứ 3 đã được phép sử dụng cho người lớn tuổi ở Mỹ kể từ tháng 9.2021 và tất cả người lớn từ 18 tuổi trở lên đã có thể tiêm mũi tăng cường kể từ tháng 11, việc hấp thu chúng vẫn còn chậm. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), trong số hơn 200 triệu người nước này được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ, chỉ có 37% đã nhận mũi tăng cường đến nay.

Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, dù có thể nhận hai liều vắc xin Pfizer đầu tiên, nhưng không đủ điều kiện để tiêm mũi tăng cường.

Các cơ quan y tế toàn cầu tỏ ra nghi ngại về mũi tăng cường và cho rằng nên phân phối vắc xin COVID-19 đến các quốc gia có thu nhập thấp, nơi ít người dân tiếp cận với những liều đầu tiên.

Theo nhóm cố vấn kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chế phẩm vắc xin COVID-19, trong khi một số quốc gia đang khuyến nghị tiêm mũi tăng cường, “ưu tiên trước mắt của thế giới là tăng tốc tiếp cận với việc tiêm liều chính”.

Hơn nữa, nhóm cố vấn kỹ thuật của WHO khẳng định “chiến lược tiêm chủng dựa trên các liều tăng cường của chế phẩm vắc xin COVID-19 ban đầu khó có thể phù hợp hoặc bền vững”.

Nhóm kỹ thuật này, bao gồm các chuyên gia độc lập, nói vắc xin COVID-19 hiện tại có thể cần được làm lại để đảm bảo hiệu quả chống lại Omicron và các biến thể SARS-CoV-2 trong tương lai.

Họ cho biết sẽ xem xét thay đổi thành phần vắc xin và nhấn mạnh rằng các mũi tiêm cần có hiệu quả hơn trong việc bảo vệ chống lại nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

"Thành phần của vắc xin COVID-19 hiện tại có thể cần được cập nhật để đảm bảo rằng vắc xin COVID-19 tiếp tục cung cấp mức độ bảo vệ chống lại nhiễm vi rút do WHO khuyến nghị và bệnh từ các biến thể đáng lo ngại, bao gồm cả Omicron và các chủng trong tương lai. Vắc xin COVID-19 cần tạo ra các đáp ứng miễn dịch rộng rãi, mạnh mẽ và lâu dài để giảm nhu cầu về tiêm các liều tăng cường liên tiếp", theo nhóm được giao nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị cho WHO.

Tuy nhiên, tuyên bố chưa hẳn ủng hộ một loại vắc xin đặc trị Omicron ở giai đoạn này, nói rằng cần có thêm nghiên cứu và kêu gọi các nhà sản xuất chia sẻ dữ liệu.

Họ nói rằng một loại vắc xin cập nhật có thể nhắm vào biến thể nổi trội ở nhiều nơi, hiện là Omicron, hoặc là vắc xin đa giá trị được thiết kế để chống nhiều biến thể cùng lúc.

Cả Pfizer và Modernma đang phát triển vắc xin nhắm đến biến thể Omicron.

Hôm 10.1.2022, Giám đốc điều hành Pfizer - Albert Bourla cho biết loại vắc xin COVID-19 được thiết kế lại nhắm vào biến thể Omicron có thể sẵn sàng vào tháng 3.2022 nhưng ông chưa biết nó có cần thiết hay không.

Loại vắc xin này sẽ sẵn sàng vào tháng 3. Tôi không biết liệu chúng ta có cần nó hay không. Tôi không biết liệu nó có được sử dụng không, nhưng nó sẽ sẵn sàng", ông Albert Bourla nói với đài CNBC.

Moderna cũng đang nghiên cứu một ứng cử viên vắc xin phù hợp với Omicron nhưng không chắc sẽ có sẵn trong 2 tháng tới.

Bài liên quan
Mũi vắc xin thứ 3 hiệu quả chống nhiễm Omicron nặng, chưa cần liều thứ 4
Các số liệu mới nhất cho thấy khả năng bảo vệ chống lại nhập viện ở những người từ 65 tuổi ở mức 90% trong 3 tháng sau khi tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ ba.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường thường xuyên có thể làm quá tải hệ thống miễn dịch'