Trong ngày 3.6, nước Anh ghi nhận 5.274 ca nhiễm COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 26.3...

Tình hình dịch COVID-19 căng thẳng ở nhiều nước trên thế giới

Đan Thuỳ | 04/06/2021, 11:39

Trong ngày 3.6, nước Anh ghi nhận 5.274 ca nhiễm COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 26.3...

Nước Anh ghi nhận 4.499.878 ca nhiễm và 127.812 ca tử vong bởi COVID-19, tăng 5.274 ca nhiễm và 18 ca tử vong trong 24 giờ qua.

“Chúng tôi đang chứng kiến tỷ lệ nhiễm tăng một lần nữa, đặc biệt trong nhóm trẻ tuổi, những người chưa tiêm vắc xin và được xét nghiệm thường xuyên”, Mike Gent, đại diện của Cơ quan Y tế công cộng (PHE) Anh, nói ngày 3.6. “Điều này được lường trước khi đất nước mở cửa và mọi người bắt đầu hòa nhập với nhau. Nhưng nó cũng là lời nhắc nhở rõ ràng rằng tất cả chúng ta phải tuân thủ biện pháp an toàn và quan trọng là tiêm vắc xin khi được đề nghị”.

Cơ quan PHE cũng cho biết thêm rằng biến chủng Delta, lần đầu xuất hiện ở Ấn Độ, là biến thể ảnh hưởng nhiều nhất ở Anh. Số ca nhiễm biến thể này đã tăng từ 5.472 tuần trước lên 12.431, theo dữ liệu COVID-19 của PHE.

Anh đã tiêm 65,7 triệu liều vắc xin COVID-19, 26,1 triệu người ở Anh đã hoàn thành chương trình tiêm chủng, chiếm hơn 39% dân số nước này, theo Our World in Data. Dù tiến độ tiêm chủng vắc xin COVID-19 nhanh chóng, ca nhiễm mới hằng ngày ở Anh gần đây vẫn tăng cao

photo-1-1608944613921199036634.jpg

Theo nguồn thạo tin trong chính phủ cho biết, Thủ tướng Boris Johnson vẫn quyết định gỡ bỏ các quy định giãn cách xã hội vào ngày 21.6, bất chấp cảnh báo từ các cố vấn khoa học. Ravi Gupta, giáo sư vi sinh vật học tại Đại học Cambridge, trước đó nói với BBC Radio 4 rằng “số ca nhiễm mới sẽ tăng theo cấp số nhân và 3/4 trong số đó là biến thể mới”. Ông kêu gọi chính phủ xem xét lại bước cuối cùng trong lộ trình nới phong tỏa của Anh, dự kiến dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế ngăn COVID-19 vào ngày 21.6.

Tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo nêu có 34.169.980 ca nhiễm và 611.543 ca tử vong do COVID-19, tăng 14.877 ca nhiễm và 525 ca tử vong so với một ngày trước đó.

Chính quyền ông Joe Biden ngày 3.6 đã công bố kế hoạch tặng 25 triệu liều vắc xin đầu tiên, trong tổng số 80 triệu liều được công bố. Ít nhất 75% số vắc xin đợt đầu sẽ được chia sẻ thông qua chương trình Covax và 25% gửi trực tiếp tới các nước cần, theo phát ngôn của Nhà Trắng.

Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, số ca mắc COVID-19 trung bình mỗi ngày ở Mỹ hiện tại chỉ còn khoảng 15.000, giảm hơn 30% so với tháng 3.2020.

Giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky cho biết số ca nhiễm mới ở thời điểm hiện tại đã giảm tới 94% so với thời kỳ đỉnh điểm tháng 1.2021 và đặc biệt, số ca tử vong mỗi ngày cũng giảm xuống còn 363, mức thấp nhất kể từ tháng 3.2020.

Điều này được cho là nhờ tỷ lệ tiêm phòng đang được gia tăng tại Mỹ khi tới nay đã có tới 63% người trưởng thành ở nước này đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin.

Trong gần 19 triệu liều chuyển qua Covax, khoảng 6 triệu cho khu vực Mỹ Latinh và Carribe, 7 triệu liều cho Nam Á và Đông Nam Á, khoảng 5 triệu liều còn lại cho châu Phi.

Ấn Độ hôm qua ghi nhận tổng cộng 28.572.359 ca nhiễm và 340.719 ca tử vong, tăng so với hôm trước, lần lượt 131.371 và 2.706 ca.

Ấn Độ đã đặt hàng 300 triệu liều vắc xin COVID-19 chưa được phê duyệt, sau khi Tòa án tối cao nước này chỉ trích chính phủ đã phá vỡ chương trình tiêm chủng. Bộ Y tế cho biết chính phủ sẽ trả trước 205,6 triệu USD cho công ty nội địa Biological-E để mua vắc xin. Ứng viên vắc xin mà công ty này phát triển đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

unnamed.jpg

Tại Nam Mỹ, thì Brazil là vùng dịch lớn thứ 3 thế giới với 16.803.472 ca nhiễm và 469.388 ca tử vong, tăng 83.391 và 1.682 ca so với báo cáo hôm trước.

Ngày 2.6, nước này ghi nhận hơn 95.000 ca nhiễm mới, mức cao thứ 2 kể từ khi dịch bùng phát. Chỉ 10% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Khi Brazil đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ 3, ngày càng tăng nhiều cuộc biểu tình và kêu gọi luận tội Tổng thống Jair Bolsonaro về việc xử lý đại dịch. Ngày 2.6, nhiều cuộc biểu tình rầm rộ đã diễn ra trong lúc Tổng thống phát biểu trước toàn quốc.

Colombia hôm 3.6 tuyên bố dần nới lỏng nhiều hạn chế phòng dịch bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn đang căng thẳng.

“Hiện tại, chúng tôi đề xuất dần mở cửa lại các hoạt động trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng đang được triển khai và nhiều thành phố đã vượt qua đỉnh dịch”, Bộ trưởng Y tế Colombia Fernando Ruiz cho biết trong tuyên bố, theo Reuters.

Ngoài ra, ông Ruiz cũng khẳng định trong tương lai rất có thể Colombia sẽ phải đối diện với làn sóng COVID-19 thứ 4.

ttxvn_colombia_2.jpg

Ngày 3.6 cũng chứng kiến kỷ lục mới về số ca tử vong và số ca mắc trong ngày lần lượt là 545 và 28.624, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên con số 3.488.046, và con số người chết khoảng 90.000.

Ngoài ra, Colombia cũng tạm thời dừng yêu cầu khách du lịch quốc tế xuất trình giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 khi đến nước này. Trường học dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 15.7 sau khi giáo viên và nhân viên được tiêm chủng đầy đủ.

Tại Đông Nam Á, Malaysia báo cáo 595.374 ca nhiễm và 3.096 ca tử vong do COVID-19, sau khi ngày 3.6 ghi nhận thêm lần lượt 8.209 và 103 trường hợp. Đây là ngày thứ nhì số ca tử vong COVID-19 ở Malaysia trên 100 ca.

Giáo sư Adeeba Kamarulzaman, thành viên Hội đồng Khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết một nghiên cứu của Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) của Đại học Washington phát hiện số ca tử vong liên quan tới COVID-19 ở Malaysia có thể lên đến 26.000 người vào tháng 9, gấp 9 lần số người chết hiện tại.

malaysia.jpg

Campuchia ngày 3.6 thông báo có thêm 729 ca nhiễm COVID-19 trong 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 32.189. Campuchia cũng ghi nhận thêm 6 ca tử vong, nâng tổng số lên 236 ca.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trở lại, chính quyền thủ đô Phnom Penh đã tái ban hành quy định tạm ngừng mọi hoạt động kinh doanh gây nguy cơ lây nhiễm cao trong 14 ngày, bắt đầu từ ngày 3.6.

Trong khi đó, ở Thái Lan, số ca nhiễm mới và số ca tử vong đều tăng nhiều hơn so với mức tăng của ngày trước đó. Số liệu được công bố hôm qua cho thấy có 3.886 ca nhiễm và 39 ca tử vong, cao hơn so với 3.440 ca nhiễm và 38 ca tử vong được công bố hôm 2.6.

Gần 100 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tại một cụm dịch mới ở nhà máy nước đá tại phía đông Bangkok, sau khi được giới chức xác nhận vào tối 2.6. Giới chức địa phương cho biết nhà máy có 190 nhân viên Thái Lan và người nước ngoài.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình hình dịch COVID-19 căng thẳng ở nhiều nước trên thế giới