Mới đây, Bộ Y tế và Bộ tài chính đã có cuộc họp để giải quyết các vấn đề về mua sắm vật tư, y tế đang gặp khó khăn tại các bệnh viện trên cả nước.

Tình trạng thiếu thuốc và vật tư trong các bệnh viện: Cần giao cho bộ phận chuyên môn

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 08/07/2022, 12:38

Mới đây, Bộ Y tế và Bộ tài chính đã có cuộc họp để giải quyết các vấn đề về mua sắm vật tư, y tế đang gặp khó khăn tại các bệnh viện trên cả nước.

Gỡ khó đấu thầu thuốc, vật tư y tế trong các bệnh viện: Không dễ dàng

Hiện nay nhiều bệnh viện đang rơi vào tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư nhưng lại không dám tự đứng ra cho đấu thầu hoặc mượn các trang thiết bị của các đơn vị trúng thầu ở các bệnh viện. Điều này lại gây khó khăn cho các bệnh viện công vì đa số các bệnh viện trên cả nước đều sử dụng máy đặt - mượn từ các công ty trúng thầu vật tư hóa chất thay vì tự chủ mua sắm trọn gói. Ở nhiều bệnh viện, danh mục kỹ thuật được thực hiện trên các máy này là những xét nghiệm thiết yếu phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân.

Trước đó, đưa ra ý kiến của mình về việc các bệnh viện tại thành phố mình đang gặp khó khăn trong việc mua sắm các thiết bị. Bà Ngô Thị Kim Yến, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết hiện nay ngành y tế và giáo dục gặp khó khăn trong việc mua sắm thiết bị, vật tư y tế. Đặc biệt là các quy định tại Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Trong đó, đặc biệt quy định về đấu thầu thiết bị như cần ít nhất 3 báo giá nhưng hiện nay chỉ có 1-2 đơn vị cung cấp thiết bị chuyên sâu. Điều này khiến, địa phương khó đáp ứng yêu cầu tại thông tư 58.

benh-vien-y-hoc-co-truyen-trung-uong-3.jpg
Việc thiếu vật tư trong các bệnh viện, đặc biệt sau dịch bệnh khiến bệnh nhân thiệt thòi

“Việc thanh tra, kiểm tra mua sắm thiết bị y tế gây ra nhiều áp lực. Hiện nay, nhiều bệnh viện ở Đà Nẵng thiếu vật tư, thuốc, thiết bị dùng cấp cứu cho bệnh nhân. Đà Nẵng mong Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế sớm có hướng dẫn để địa phương mua trang thiết bị” - bà Yến thông tin.

Khi được hỏi về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế - một giám đốc bệnh viện tại Thanh Hóa cho biết, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế là do tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra dẫn tới không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm của một số địa phương và đơn vị. Bên cạnh đấy, dự báo kế hoạch sử dụng thuốc, vật tư (số lượng, chủng loại…) của bệnh viện nhiều khi không sát với thực tế. Lúc dịch bệnh thì dự trù quá nhiều lại đâm dư, sau đó là hết hạn. Còn khi hết dịch, nhu cầu người dân đi khám cao lại thành ra thiếu. 

Đấu thầu là một công việc khá đặc thù, nghe thì có vẻ đơn giản nhưng lại không có bất cứ trường lớp nào đào tạo chính quy vì ngoài nắm vững các quy định liên quan đến Luật đấu thầu thì đòi hỏi người tham gia cần nắm khát quát rất nhiều vấn đề về pháp luật. Do đó, với các nhà quản lý là y, bác sỹ thực hiện chuyên môn sâu ngành y thì việc đấu thầu thuốc và vật tư y tế cho các bộ phận chuyên môn đấu thầu, chỉ góp ý và xây dựng các tiêu chí về mặt kỹ thuật (tiêu chí chuyên môn) liên quan đến vấn đến chuyên môn y khoa của mình trên cơ sở các gợi ý, đề cương do cán bộ chuyên môn thầu đưa ra.

Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cũng cho rằng tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế chủ yếu là do chậm đấu thầu mua sắm. Trong khi các hành lang pháp lý chưa bao phủ hết các tình huống thì các vụ bắt bớ vì vi phạm quy định về đấu thầu đã khiến những người chuyên trách mua sắm vật tư, trang thiết bị "vừa làm vừa sợ". 

Về công tác đấu thầu, lãnh đạo một bệnh viện Trung ương tại Hà Nội cho biết, quá trình mua sắm đấu thầu thuốc hoặc vật tư y tế thường kéo dài 4-5 tháng. Các khoa, phòng của các bệnh viện phải làm dự trù, nhưng có những lý do dự trù không kịp hoặc đơn vị trúng thầu không có đủ hàng cung cấp cho bệnh viện. Trong trường hợp này, nếu trước đây, khi thiếu thuốc hoặc vật tư y tế, cơ sở y tế có thể vay, mượn đơn vị cung cấp trước, sau đó làm hồ sơ trả sau. Tuy nhiên hiện tại, không thể linh động mãi như vậy được.

Giải pháp căn cơ

Trong những năm gần đây, hàng loạt giám đốc bệnh viện, cán bộ chủ chốt của bệnh viện bị bắt vì liên quan đến việc mua sắm thiết bị y tế và vật tư tiêu hao đã khiến nhiều bệnh viện chùn tay trong việc tổ chức đấu thầu mua hàng. Đơn giản vì họ cũng không biết việc lựa chọn nhà thầu để cung cấp hàng hóa, vật tư y tế, thuốc phải như thế nào cho đúng quy trình, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhưng phải cạnh tranh, công bằng, minh bạch, không biết được thực sự giá cả các mặt hàng đó thế nào.

cham_soc_bn_tai_ttdq.jpg
Đơn cử những ống kim tiêm , kim bướm, dây chuyền cũng thiếu trong các bệnh viện

Theo lãnh đạo các bệnh viện, sự bất hợp lý trong các quy trình, quy định và chưa có luật mang tính đặc thù cho ngành y dẫn đến việc đấu thầu, mua sắm ở nhiều bệnh viện công gặp trở ngại. Rõ ràng việc đấu thầu, mua sắm là việc đòi hỏi những người có chuyên môn nhưng cũng phải là người có am hiểu về đấu thầu, do đó việc để các bác sĩ tổ chức mua sắm hàng hóa sẽ khó tránh khỏi những sai sót, các bệnh viện cần thiết phải có những bộ phận chuyên môn để thực hiện công tác này. 

Đưa ra những nguyên nhân khó khăn, một bác sĩ đang làm ở bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội) phân tích: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các mặt hàng vật tư y tế khác nhau. Ngày càng xuất hiện nhiều loại thuốc, vật tư y tế đa dạng, hay sự ra đời của quá nhiều các loại thuốc generic (chỉ số tương đương sinh học) với nhiều thương hiệu và giá cả khác nhau khiến cho việc tổ chức mua sắm cũng rất khó khăn. Để lựa đánh giá được mặt hàng có chất lượng tốt và mức giá hợp lý đòi hỏi người thực hiện phải vừa có chuyên môn y tế và vừa có khả năng mua sắm, đấu thầu, đánh giá thị trường tốt, điều này là cực kỳ khó. Chính vì vậy những vấn đề tiêu cực, sai phạm trong đấu thầu lĩnh vực y tế đã xuất hiện ngày càng nhiều.

TS. Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế đang bộc lộ một số vướng mắc do các quy định của pháp luật hiện hành. Nếu quy định vướng ở các luật thuộc thẩm quyền của đơn vị nào thì cùng đứng ra giải quyết. Sự thay đổi về hành lang pháp lý là yêu cầu cấp bách nhưng khó có thể được thực hiện, hoàn thiện trong thời gian ngắn.

PGS. TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khẳng định hiện nay nỗi lo thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế ngày một gia tăng khi nhiều nơi bắt đầu có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm trong việc tổ chức đấu thầu, mua sắm giữa các cơ quan, đơn vị. "Hiện nay những con sâu đã bị gạt khỏi hệ thống. Nhưng những người ở lại rất hoang mang, loay hoay chưa tìm được đường đi, vì đi đâu cũng vướng, làm gì cũng có thể sai, bởi hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh. Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần vào cuộc ngay để giải quyết những vướng mắc, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị".

Trước mắt, ngành y vẫn phải tự xoay sở để ứng phó thời cuộc. Sự dũng cảm là điều cần thiết, nhất là trong việc loại bỏ tâm lý e ngại khi thực hiện mua sắm, đấu thầu thuốc. Và các bệnh viện vẫn phải thực hiện nhanh một số gói thầu, đồng thời rà soát lại danh mục thuốc trượt thầu để bổ sung, khắc phục tình trạng thiếu thuốc và vật tư.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình trạng thiếu thuốc và vật tư trong các bệnh viện: Cần giao cho bộ phận chuyên môn