Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết việc giải quyết triệt để vấn đề thiếu thuốc đang là bài toán chung của nhiều quốc gia, nhất là sau đại dịch COVID-19.
Giải quyết đồng bộ, thống nhất những vướng mắc trong đấu thầu y tế là điểm mới đáng chú ý trong Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu vừa được ban hành.
Đại diện Sở Y tế TP.HCM đã nhấn mạnh như vậy về tình trạng gián đoạn nguồn cung ứng, dẫn đến thiếu thuốc hiện nay tại một số cơ sở y tế trên địa bàn TP.
Đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Hiếu cho rằng khó khăn nhất hiện nay là không thể mua được thuốc chữa bệnh chất lượng tốt và phát triển được kỹ thuật mới, trong khi đó rất nhiều hàng chất lượng kém vẫn lọt qua "khe cửa hẹp" để trúng thầu với giá rẻ.
Ngoài không để thiếu thuốc điều trị, các địa phương không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.
EV71 xuất hiện trở lại tại nhiều tỉnh, thành phố phía Nam với nhiều trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng nặng cần chỉ định IVIG, nhưng nhiều địa phương không chủ động được nguồn thuốc này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho rằng việc thiếu nguồn cung về thuốc chỉ xảy ra đối với một số thuốc chuyên khoa, thuốc hiếm do khó khăn về nguồn cung ứng, không xác định được nhu cầu vì các bệnh ít gặp và không lường trước về thời điểm, số lượng.
Do thiếu thuốc hiếm BAT để giải độc tố botulinum, 1 bệnh nhân bị ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã tử vong, hiện TP.HCM còn đang thiếu 6 loại thuốc hiếm khác.
Nhằm đảm bảo không thiếu thuốc BHYT tại các trạm y tế, các phòng khám trung tâm y tế, Sở Y tế TP.HCM quyết định tổ chức đấu thầu tập trung thay vì để các trung tâm y tế quận, huyện tự làm.
Ngày 21.3, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp với các bệnh viện Trung ương để rà soát, triển khai việc đảm bảo thuốc và trang thiết bị.
Chưa lúc nào, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế lại có sự vào cuộc một cách đồng bộ và quyết liệt như lần này. Không chỉ có Bộ Y tế mà cả Quốc hội, Chính phủ và nhiều bộ, ngành có liên quan khác cũng xắn tay vào giải quyết cuộc “khủng hoảng” này.
Sáng 10.3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn các sở y tế, bệnh viện, cơ sở y tế và doanh nghiệp… triển khai nghị quyết 30 và nghị định 7 của Chính phủ.
Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ vừa được ban hành nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, nhưng trên thực tế, những văn này giúp ngành y tế TP.HCM giải quyết vấn đề này đến đâu?
Trước thực tế thiếu thốn về thuốc, vật tư y tế, Chính phủ đã ban hành nghị định mới nhằm giải quyết các tồn tại, hạn chế bất cập phát sinh trong thời gian vừa qua liên quan đến trang thiết bị y tế.
Liên tục trong thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM phải “cầu cứu”, Bộ Y tế, Sở Y tế vì không những thiếu thuốc mà còn lâm vào tình cảnh thiếu máy móc chẩn đoán nghiêm trọng, đang đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động.