Tình trạng xây dựng không phép đang nổi lên ở huyện Củ Chi và Cần Giờ tương đồng với chuyện "sốt", "nóng" giá đất nền ở hai địa phương này thời gian gần đây.

Tình trạng xây dựng không phép ở Củ Chi, Cần Giờ tăng theo giá đất

Phan Diệu | 29/07/2017, 12:38

Tình trạng xây dựng không phép đang nổi lên ở huyện Củ Chi và Cần Giờ tương đồng với chuyện "sốt", "nóng" giá đất nền ở hai địa phương này thời gian gần đây.

Đây là thông tin mà Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Trọng Tuấn cho biết tại cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2017 do UBND TP.HCM tổ chức ngày 28.7.

Xây sai phép, không phép ngày càng phức tạp

Theo ông Tuấn, trong 7 tháng đầu năm nay tình hìnhxây dựng không phép diễn biến ngày càng phức tạp vàkhác với thời gian trước. Thay vì diễn ra ở huyện Bình Chánh thì hiện tình trạng xây dựng không phép lại nổi cộm ở huyện Củ Chi vàCần Giờ theo cơn sốt đất.

“Tình trạng xây dựng không phép ở Bình Chánh tất nhiên vẫn nóng. Thế nhưng tình trạng xây dựng không phép ở Củ Chi và Cần Giờ lại tương đồng với chuyện sốt nóng đất nền ở hai địa phương này”, ông Tuấn khẳng định.

Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến lại cho rằng tình trạng vi phạm về xây dựng tại huyện Bình Chánh đang rất nóng, khi xây dựng trái phép và lấn đất nông nghiệp để xây dựng tràn lan. Theo ông Tuyến, thành phố quy hoạch 3.000 ha đất nông nghiệp trồng lúa, chưa sử dụng nhưng nhiều người dân đã lấn chiếmxâynhà hay các công trình khác.

Để xử lý tình trạng này, trong những tháng cuối năm, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết sẽ tăng cường sự phối hợp giữa thanh tra Sở và thanh tra địa bàn quận huyện để xử lý tình trạng xây dựng không phép và sai phép. Đồng thời, cơ quan này sẽ tháo gỡ vướng mắc trong cấp phép xây dựng để hạn chế tình trạng xây dựng sai phép, phải kịp thời xử lý sai phạm nếu có.

Bởi lẽ hiện tại, việc phối hợp giữa thanh tra xây dựng và địa phương chưa chặt chẽ dẫn đến việc xử lý chưa triệt để. Do đó, trong quý 3/2017, Sở Xây dựng sẽ ban hành bộ quytắc ứng xử của thanh tra xây dựng nhằm chấn chỉnh một số vấn đề còn tồn tại.

“Quan điểm của thanh tra Sở Xây dựng là phải xử lý đúng quy định, khách quan, minh bạch, đặc biệt là không có chuyện hợp thức hóa sai phạm của các công trình", ông Tuấn nói.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM về kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng, trong 7 tháng đầu năm nay, thành phố đã tổ chức 12.223 lượt kiểm tra công trình xây dựng, phát hiện 361 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng (tăng 20,7% so với cùng kỳ). Trong đó, xây dựng không phép là 158 trường hợp (tăng 21,5% so với cùng kỳ), xây dựng sai phép là 129 trường hợp (tăng 31,63% so với cùng kỳ).

Phải xử nghiêm các công trình vi phạm

Cũng liên quan tới xử lý các công trình vi phạm, tại cuộc họp báo diễn ra cùng ngày, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết quan điểm của thành phố là xử lý nghiêm các công trình vi phạm xây dựng dù có hay chưa có người dân vào ở. Mục đích chung nhằm bảo vệ lợi ích của người dân đối với các khu nhà sai phép.

“Thành phố xử lý như thế nào thì cũng là nhằm đảm bảo lợi ích của người dân trong tương lai. Với các dự án khi đưa vào sử dụng rồi, nếu có sai phép, không phép mà phải xử lý nghiêm thì cũng là vì lợi ích của người dân”, ông Hoan nhận định.

Theo ông Hoan, các cơ quan chức năng trước hết phải phát hiện nhanh, xử lý kịp thời những chủ đầu tư thực hiện không đúng giấy phép xây dựng, để khi người dân vào ở phải đạt yêu cầu, tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn. Còn khi người dân đã vào ở rồi thì cũng bằng nhiều biện pháp để tiếp tục bảo vệ dân, xử lý sai phạm. Không phải vì chuyện đã rồi mà không làm nghiêm.

Đáng chú ý, đề cập tới 131 căn nhà xây sai phép tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh xảy ra từ hơn 2 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong, ông Hoan cho biết thành phố đã cho thành lập một tổ công tác để kiểm tra chất lượng những căn nhà này trước khi có quyết định tháo dỡ hay cho tồn tại.

Tuy nhiên, Sở Xây dựng TP.HCM lại kiến nghị thành phố cho tồn tại những căn nhà xây sai phép này. Theo Sở Xây dựng, nếu xử lý công trình này thì sẽ ảnh hưởng đến 131 hộ dân hiện đang sinh sống tại đây. Bởi lẽ, chủ đầu tư xây sai, lại chuyển nhượng nhiều lần và bán cho những người dân này nên lỗi không phải do những hộ dân này.

Về kiến nghị này, ông Hoan nói rằng lẽ ra đối với những sai phạm này phải phát hiện ngay, phát hiện nhanh và xử lý kịp thời để buộc chủ đầu tư thực hiện đúng quy định pháp luật. Điều này phải làm sớm để khi người dân vào ở phải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn, chứ không phải thành những công trình nham nhở, không đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân như hiện nay.

“Bây giờ dân vào ở rồi, ngay thời điểm này chúng ta cũng phải tiếp tục bằng nhiều biện pháp để bảo vệ lợi ích của người dân chứ không phải vì chuyện đã rồi mà không làm”, ông Hoan khẳng định.

Người phát ngôn UBND TP.HCM cho biết đó là lý do mà thành phố cho thành lập tổ công tác kiểm tra chất lượng nhà ở cũng như kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ công chức và thanh kiểm tra về mặt pháp lý của công trình.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình trạng xây dựng không phép ở Củ Chi, Cần Giờ tăng theo giá đất