Được thành lập vào cuối năm 2018, tổ chức Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIET) là một tổ chức nghiên cứu độc lập với các hoạt động nghiên cứu liên quan đến việc chuyển dịch hệ thống năng lượng quốc gia hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và có độ tin cậy cao.

Tổ chức Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Thu Anh | 21/09/2019, 06:05

Được thành lập vào cuối năm 2018, tổ chức Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIET) là một tổ chức nghiên cứu độc lập với các hoạt động nghiên cứu liên quan đến việc chuyển dịch hệ thống năng lượng quốc gia hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và có độ tin cậy cao.

Theo Chủ tịch của VIET Hà Dương Minh, trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam kêu gọi đa dạng hóa nguồn đầu tư cho lĩnh vực năng lượng, xuất hiện nhiều vấn đề về kỹ thuật cần có sự thích nghi và đổi mới nhanh chóng trong quá trình ra quyết định về chính sách. VIET sẽ là cầu nối hợp tác giữa các các nhà khoa học và các nhà lập chính sách nhằm để đưa ra các quyết định phù hợp thúc đẩy sự chuyển đổi của hệ thống năng lượng Việt Nam phát triển với độ tin cậy cao và bền vững.

Quá trình chuyển đổi này sẽ đóng góp lớn vào việc cắt giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu cam kết quốc gia của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu COP21 (Paris, 2015), cũng như các cam kết quốc tế khác liên quan đến phát triển bền vững mà Việt Nam đã tham gia trong thời gian gần đây.

Ông Hà Dương Minh cho biết hoạt động chính của VIET là thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu, kết hợp với tổ chức các buổi trao đổi giữa các nhà nghiên cứu và các nhà lập chính sách đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế năng lượng và bảo vệ khí hậu, để có được sự hợp tác sâu sắc hơn nhằm đưa ra các quyết định chính sách phù hợp cho đất nước.

Theo đó, các chuyên gia đưa ra các khuyến nghị chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng của ngành điện Việt Nam. Cụ thể, quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia (Quy hoạch điện 8) là cơ hội thiết lập lộ trình phát triển hệ thống điện theo hướng phát thải carbon thấp; Tăng cường hiệu quả trong cung cấp và sử dụng năng lượng đem lại lợi ích tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị về chi phí sản xuất điện gió và điện mặt trời đã có thể cạnh tranh được với chi phí sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch; Các chính sách phù hợp có thể giúp đạt được và thậm chí là vượt các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo; Tích hợp năng lượng gió và mặt trời vào hệ thống điện: là vấn đề trước mắt cần phải giải quyết đòi hỏi sự điều chỉnh nguồn phát và quản lý phía nhu cầu một cách linh hoạt.

Đặc biệt, cải cách thị trường điện là cần thiết để thu hút đầu tư phát triển và đa dạng hóa nguồn điện, các nhà đầu tư tư nhân ưa thích đầu tư cho các nguồn điện tái tạo hơn.

Thu Anh
Bài liên quan
‘Chip AI Taichi dựa trên ánh sáng tiết kiệm năng lượng hơn Nvidia H100 đến 1.000 lần’
Các nhà khoa học của Đại học Thanh Hoa đã phát triển Taichi, chip trí tuệ nhân tạo (AI) dựa trên ánh sáng mà họ cho là nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với chip điện tử truyền thống.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổ chức Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng hướng tới phát triển bền vững