Theo dự luật, Mỹ cấm nhập khẩu các hàng hóa từ Tân Cương trừ khi có thể hàng hóa được chứng minh không phải là sản phẩm của lao động cưỡng bức.

Tổng thống Mỹ ký lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương, Trung Quốc

Anh Tú | 24/12/2021, 12:22

Theo dự luật, Mỹ cấm nhập khẩu các hàng hóa từ Tân Cương trừ khi có thể hàng hóa được chứng minh không phải là sản phẩm của lao động cưỡng bức.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 23.12 đã ký ban hành đạo luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương của Trung Quốc.

Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm chống lại việc mà Mỹ cáo buộc Bắc Kinh ngược đãi với thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Trước khi được Tổng thống Mỹ ký, dự luật đã được Quốc hội Mỹ thông qua trong tháng này sau khi các nhà lập pháp ở Hạ viện và Thượng viện tìm được tiếng nói chung.

Theo dự luật, Mỹ cấm nhập khẩu các hàng hóa từ Tân Cương trừ khi có thể hàng hóa được chứng minh không phải là sản phẩm của lao động cưỡng bức.

Một số hàng hóa - chẳng hạn như bông, cà chua và polysilicon được sử dụng trong sản xuất bảng điều khiển năng lượng mặt trời - được chỉ định là cần theo dõi đặc biệt.

Đạo luật của Mỹ sẽ gây ảnh hưởng tới Trung Quốc vì nước này là nhà sản xuất bông lớn và cũng cung cấp nhiều nguyên liệu cho các tấm pin mặt trời trên thế giới.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết hành động này của Mỹ đã "phớt lờ sự thật và vu khống ác ý tình hình nhân quyền ở Tân Cương". 

"Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế, đồng thời là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Trung Quốc cực lực lên án và kiên quyết bác bỏ điều đó", người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc Liu Pengyu trả lời email hôm 23.12, đồng thời cho biết Trung Quốc "sẽ phản hồi thêm tùy theo diễn biến của tình hình", nhưng không nêu chi tiết.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết việc Tổng thống Biden phê chuẩn đạo luật đã nhấn mạnh "cam kết của Mỹ trong việc chống lại lao động cưỡng bức". Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết làm việc với Quốc hội và các đối tác liên ngành của chúng tôi để tiếp tục giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương và tăng cường hành động quốc tế chống lại sự vi phạm nghiêm trọng này.

Trong những ngày cuối cùng của tháng 1 đầu năm, chính quyền Donald Trump đã công bố lệnh cấm đối với tất cả các sản phẩm bông và cà chua của Tân Cương. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Biden lên nhậm chức đã đảo ngược một số chính sách.

Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ ước tính rằng khoảng 9 tỉ USD sản phẩm bông và 10 triệu USD sản phẩm cà chua đã được nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm qua. Và giờ thì Tổng thống Biden lại hành động như người tiền nhiệm hồi đầu năm.

Vào ngày 23.12, hãng Intel đã đưa ra một tuyên bố. Theo đó, họ “xin lỗi vì đã gây ra rắc rối cho khách hàng Trung Quốc của chúng tôi” sau khi gửi thư yêu cầu các nhà cung cấp của mình không cung cấp sản phẩm hoặc lao động từ Tân Cương. Intel nói rằng lý do họ gửi thư cho các nhà cung cấp là công ty cần tuân thủ luật pháp Mỹ chứ nó không đại diện cho lập trường của công ty về Tân Cương.

Hãng tin Bloomberg đã đặt câu hỏi cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng: Tuyên bố của Intel rằng họ không có ý bày tỏ ý kiến ​​về các vấn đề liên quan đến Tân Cương có làm hài lòng người dân và chính phủ Trung Quốc không? Lời xin lỗi này đã đủ chưa? Và nó có thể là một mô hình cho hành vi trong tương lai của các công ty nước ngoài khác không?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên cho biết: "Chúng tôi ghi nhận tuyên bố và hy vọng công ty có liên quan có thể tôn trọng sự thật và phân biệt đúng sai. Chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng những cáo buộc về lao động cưỡng bức ở Tân Cương là những lời dối trá do các lực lượng chống Trung Quốc ở Mỹ bày ra với mục đích làm hoen ố hình ảnh của Trung Quốc, phá hoại sự ổn định ở Tân Cương và kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc. Người dân Tân Cương rất chăm chỉ và dũng cảm, và các sản phẩm của Tân Cương có chất lượng tốt. Nếu công ty nào đó chọn không sử dụng các sản phẩm của Tân Cương, thì đó là thiệt hại của họ".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Mỹ ký lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương, Trung Quốc