Trưa 3.10 (giờ Việt Nam) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc nói chuyện với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tại Phòng Bầu Dục, ca ngợi việc củng cố quan hệ với đồng minh lâu đời nhất của Mỹ tại châu Á.

Tổng thống Mỹ trải thảm đỏ tiếp Thủ tướng Thái Lan

Trần Trí | 03/10/2017, 17:01

Trưa 3.10 (giờ Việt Nam) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc nói chuyện với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tại Phòng Bầu Dục, ca ngợi việc củng cố quan hệ với đồng minh lâu đời nhất của Mỹ tại châu Á.

Vợ chồng ông Trump tiếp, nói chuyện và cùng ăn trưa với ông Prayuth và vợ ông, bà Naraporn Chan-ocha.

Tại phòng Bầu dục, ông Trump ngồi cạnh ông Prayuth, nói: “Chúng ta đã có một câu chuyện lịch sử rất dài với Thái Lan’, ám chỉ mối quan hệ ngoại giao Mỹ-Thái được lập từ năm 1833.

Tổng thống Mỹ nói đó là một quan hệ rất mạnh mẽ và trong 9 tháng qua càng mạnh hơn. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại song phương đạt tổng cộng 40 tỉ USD năm 2016.

Thủ tướng Prayuth nói việc gặp Tổng thống Mỹ là một cơ hội lớn cho chính phủ-nhân dân Thái Lan, và ông bày tỏ sự lạc quan về tăng cường hợp tác về an ninh-quốc phòng “để giúp bảo đảm công dân chúng tôi được an toàn khỏi bọn khủng bố cùng những mối đe dọa khác”.

Ông cũng nói Thái-Mỹ sẽ làm việc chặt chẽ “về các vấn đề mà khu vực quan ngại. Tôi tin tưởng với sự lãnh đạo của Tổng thống Mỹ, chúng tôi sẽ có thể xử lý tất cả những vấn nạn này”.

Trước đó, thông cáo báo chí của Nhà Trắng nêu cuộc gặp sẽ chú trọng “cách củng cố, mở rộng quan hệ song phươngvà tăng cường hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Theo Scott W. Harold, nhà khoa học chính trị của trung tâm nghiên cứu chính sách châu Á-Thái Bình Dương, ông Trump đề cập những đe dọa an ninh khu vực, như chuyện CHDCND Triều Tiên và tham vọng Trung Quốc ở Biển Đông.

Trước cuộc hội đàm, người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (NSC) giấu tên vì không được đề cập chuyến thăm, nói Mỹ sẽ tiếp tục yêu cầu Thái Lan lập chế độ dân chủ và phục hồi các quyền tự do dân sự.

Người này từ chối ông Trump sẽ đề cập vấn đề nào, nhưng cho biết có thể Tổng thống Mỹ bàn cách tăng cường quan hệ Mỹ-Thái.

Nhưng theo AP, vị chủ nhân Nhà Trắng không nhắc một nào về chính phủ quân sự ở Thái Lan, khi nói chuyện với vị cựu tướng từng học quân sự ở Mỹ.

Trước đó, như thời Tổng thống Barack Obama, chính phủ Trump từng nói quan hệ Mỹ-Thái chỉ hoàn toàn phục hồi, khi nào Thái Lan phục hồi đầy đủ nền dân chủ.

Nhưng việc trải thảm đỏ đón Thủ tướng Prayuth phản ánh sự thay đổi chính sách Mỹ. Ông Trump có quan điểm “Nước Mỹ trên hết” và ưu tiên quyền lợi chiến lược và thương mại của Mỹ hơn là chú trọng vấn đề dân chủ và nhân quyền ở các nước mà Mỹ làm việc.

Theo hãng tin AP, các tổ chức nhân quyền phản đối chuyến thăm Nhà Trắng của Thủ tướng Thái Lan, vì chuyện ông lật đổ chính quyền dân cử ở Thái Lan hồi năm 2014, với lý do phải phục hồi trật tự sau một thời gian xáo động chính trị bạo lực ở Thái Lan.

Thủ tướng Prayuth là người thực hiện vụ đảo chính không đổ máu năm 2014, lật đổ chính phủ dân cử của bà Yingluck Shinawatra.Mới đây, bà Yingluck bị Tòa án tối cao Thái Lan kết án 5 năm tù vắng mặt, vì tội danh lơ là giám sát vụ trợ giá gạo cho nông dân Thái Lan, làm thất thoát ngân sách nhà nước.

Bà Yingluck đã trốn ra nước ngoài trước khi có phán quyết, nói bà vô tội và người ủng hộ cáo buộc việc truy tố bà có động cơ chính trị.

Sự bất ổn đã giảm, nhưng các đảng phái chính trị bị hạn chế hoạt động, chính phủ quân sự cũng chưa tổ chức bầu cử quốc hội tại Thái Lan, nơi từng là một trong những nền dân chủ năng động nhất châu Á. Theo AP, có lẽ cuộc bầu cử quốc hội chưa thể diễn ra trước năm 2018.

Sau vụ đảo chínhMỹ thời Obama đã ngưng các chương trình huấn luyện và hỗ trợ quân sự cho Thái Lan. Cũng từ đó, Bangkok thân cận hơn với Trung Quốc, khi quan hệ với Washington trở nên lạnh lẽo.

Ông Obama cũng mời ông Prayuth dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở California hồi tháng 12.2016, nhưng không mời vị lãnh đạo Thái đến Nhà Trắng.

Báo Nation (Thái Lan) có bài xã luận nêu chính phủ quân sự của Thủ tướng Prayuth xem việc được mời đến Nhà Trắng là “sự công nhận tính hợp pháp dù thiếu một cuộc bầu cử’, ngược với việc Tổng thống Obama không chấp nhận vụ đảo chính đã ‘làm chua mối quan hệ hai nước và buộc các tướng lĩnh nghiêng hẳn về Trung Quốc’.

Nhưng dưới thời ông Trump, Mỹ đang muốn nối lại quan hệ cấp cao, và cho phép bán vũ khí nhiều hơn cho Thái Lan.

Việc lãnh đạo Mỹ tiếp các nhà độc tài ở Phòng Bầu Dục không phải là chuyện bất thường. Nhưng sẽ là chuyện nhạy cảm khi chủ Nhà Trắng tiếp người cầm đầu các cuộc đảo chính.

Gần đây nhất nhà là cựu chỉ huy quân đội Pakistan, Tướng Pervez Musharraf là đồng minh thân cận nhất ở châu Á trong cuộc chiến chống khủng bố của Tổng thống George W. Bush.

Ông Musharaf thăm Nhà Trắng lần đầu năm 2002, tức 3 năm sau khi lật đổ một lãnh đạo dân cử và trước khi tổ chức trưng cầu dân ý để ông làm tổng thống.

Theo AP, ông Trump phớt lờ những chỉ trích việc ông gặp những lãnh đạo độc tài nước ngoài, vào lúc ông cần vực dậy những liên minh lâu năm của Mỹ.

Theo biên bản cuộc điện thoại hồi tháng 4, ông đã khen việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mở cuộc chiến chống ma túy làm hàng ngàn người chết.

Cùng tháng đó, ông Trump đón Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah el-Sissi thăm Nhà Trắng, điều ông Obama đã tránh vì Đại tá El-Sissi làm cuộc đảo chính năm 2013 và sau đó được bầu làm tổng thống.

Qua tháng 5, ông Trump tiếp đón Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người thoát cuộc đảo chính năm 2015 và từ đó đàn áp phe chống đối.

John Sifton của tổ chức Giám sát nhân quyền đã dự báo trước cuộc gặp giữa hai lãnh đạo Mỹ-Thái: “Trump khen các lãnh đạo độc tài mà chẳng đề cậm chuyện họ ngược đãi nhân quyền”.

Walter Lohman của tổ chức Heritage Foundation (khuynh hữu) nói: nếu ông Trump đề cập vấn đề dân chủ với ông Prayuth, thì ông sẽ làm điều này phía sau hậu trường, vì đó là cách hiệu quả nhất đối với một quốc gia nhạy cảm với những chỉ trích từ bên ngoài.

Lohman nói: “Chúng ta cần quan ngại về nhân quyền và dân chủ, nhưng hai điều này không thể định hướng quan hệ của chúng ta với các đồng minh của chúng ta”.

Vĩnh Thụy (theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Mỹ trải thảm đỏ tiếp Thủ tướng Thái Lan