Trong bối cảnh 10 vạn quân Nga đóng sát biên giới Ukraine, Tổng thống Mỹ thấy cần thiết phải có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga.

Tổng thống Mỹ và Nga sẽ điện đàm hôm nay trước sức nóng từ biên giới Nga - Ukraine

30/12/2021, 09:32

Trong bối cảnh 10 vạn quân Nga đóng sát biên giới Ukraine, Tổng thống Mỹ thấy cần thiết phải có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga.

Theo người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Emily Horne, Tổng thống Joe Biden sẽ có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào chiều hôm nay giờ miền đông Mỹ tức đêm nay theo giờ Việt Nam "để thảo luận về một loạt chủ đề, trong đó các cam kết ngoại giao sắp tới với Nga".

Cuộc gọi được cho là do điện Kremlin yêu cầu và theo một quan chức chính quyền, ông Biden đã chấp nhận vì "ông tin rằng khi nói đến Nga, không có gì tốt hơn bằng cuộc đối thoại trực tiếp giữa người lãnh đạo với người lãnh đạo."

Ông Horne nói thêm rằng "Chính quyền Biden tiếp tục tham gia vào các hoạt động ngoại giao sâu rộng với các Đồng minh và đối tác châu Âu, tham vấn và phối hợp trên một cách tiếp cận chung để đối phó với việc Nga tăng cường quân sự ở biên giới với Ukraine. Tổng thống Biden đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo trên khắp châu Âu, và các quan chức chính quyền Biden đã tham vấn đa phương với (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Liên minh Châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu, nhóm Bucharest Nine cũng như Ukraine"

Bucharest Nine là tổ chức gồm 9 quốc gia châu Âu tạo thành rìa phía đông của NATO - Ba Lan, Romania, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Bulgaria, Latvia, Lithuania và Slovakia.

Ông Biden có kế hoạch xem trước các cuộc hội đàm song phương sắp tới giữa Mỹ và Nga dự kiến ​​diễn ra vào ngày 10.1, đồng thời sẽ thảo luận về các cuộc họp giữa NATO-Nga và Tổ chức An ninh & Hợp tác châu Âu dự kiến ​​diễn ra vào ngày 12 và 13.1. Việc tham vấn với các đồng minh và đối tác của Mỹ là "ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng và Biden sẽ nhấn mạnh điều đó với người đồng cấp Putin.

Theo CNN, trong khi Mỹ và các đồng minh cam kết có quan hệ ngoại giao có ý nghĩa với Nga, thì họ “cũng sẵn sàng đáp trả" bằng các biện pháp trừng phạt có phối hợp, nghiêm khắc nếu Nga tiến thêm một bước vào Ukraine.

Nguồn tin từ CNN cho biết Mỹ cũng đã "lên kế hoạch củng cố thế lực của NATO" ở Đông Âu nếu Nga vượt quá giới hạn ở Ukraine và sẵn sàng cung cấp cho Ukraine "viện trợ bổ sung" để giúp nước này tự vệ nếu cần thiết.

Vào lúc này Mỹ vẫn chưa thấy Nga có nỗ lực nào để giảm căng thẳng. Nguồn tin từ quan chức chính quyền Mỹ tiết lộ: "Chúng tôi tiếp tục chứng kiến ​​sự hiện diện đáng kể của quân đội Nga bên trong và xung quanh biên giới Ukraine và chúng tôi tiếp tục nói rõ với phía Nga rằng để có tiến triển thực sự trong các cuộc đàm phán, cần phải giảm leo thang".

Quan chức này cho biết, "ở một số vấn đề chi tiết", Mỹ cũng đã điền thêm vào danh sách các mối quan ngại mà họ dự định chia sẻ với Nga "vào thời điểm thích hợp". Quan chức này than vãn: "Chúng tôi đã ở vào thời điểm khủng hoảng vài tuần nay và sẽ cần mức độ cam kết cao để giải quyết vấn đề này và cố gắng tìm ra một con đường hạ nhiệt".

Ông Biden và Putin dự kiến ​​sẽ không tham gia vào cuộc đàm phán vào ngày 10.1 tại Geneva. Thay vào đó, các cuộc đàm phán sẽ chỉ có các đại diện từ Lầu Năm Góc, NSC và sẽ do Bộ Ngoại giao dẫn đầu.

Ngoại trưởng Antony Blinken đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 29.12 về những căng thẳng đang diễn ra và được tham khảo trước về cuộc điện đàm sắp tới giữa Biden với Putin.

Cuộc điện đàm Biden-Putin, dự kiến ​​vào 15 giờ 30 giờ miền đông, sẽ là cuộc tiếp xúc trực tiếp thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo trong tháng này giữa bối cảnh Mỹ tiếp tục gây áp lực buộc Nga phải rút bớt sự hiện diện quân sự lớn gần biên giới Ukraine. Hơn 100.000 binh sĩ Nga vẫn đang đồn trú tại đây, và các quan chức tình báo Mỹ đã cảnh báo Ukraine và các đồng minh rằng Nga có thể đang lên kế hoạch hành quân vào tháng 1.

Biden đã cảnh báo Putin trong một cuộc họp trực tuyến hồi đầu tháng 12 rằng một cuộc phiêu lưu quân sự sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như các hình phạt kinh tế nghiêm khắc và quân đội Mỹ tăng viện ở sườn phía đông của NATO.

Ngược lại, ông Putin đã cảnh báo Mỹ và NATO rằng Nga sẽ buộc phải hành động nếu "lằn ranh đỏ" của họ bị vượt qua, cụ thể là nếu NATO mở rộng khả năng quân sự về phía đông và sang Ukraine. Putin đã yêu cầu các đảm bảo an ninh ràng buộc về mặt pháp lý từ Mỹ và NATO

Nhưng các quan chức Mỹ và Nga cuối cùng đã đồng ý ngồi xuống cho các cuộc đàm phán an ninh vào ngày 10.1, nơi "Nga có thể đặt mối quan tâm của mình lên bàn và chúng tôi cũng sẽ đặt mối quan tâm của mình về các hoạt động của Nga lên bàn", theo lời phát ngôn viên của NSC cho biết hôm 28.12.

Theo một quan chức Nhà Trắng cho biết hôm 28.12, tình trạng của các cuộc đàm phán không phụ thuộc vào việc Nga rút bớt lực lượng trước bởi vì chính quyền Biden vẫn tin rằng ngoại giao là con đường có trách nhiệm nhất "ngay cả khi chúng ta không đạt được mọi thứ chúng ta muốn".

Từ giờ cho đến khi các cuộc đàm phán với Nga diễn ra vào tháng tới, các quan chức Mỹ vẫn có kế hoạch tham vấn thường xuyên với Ukraine.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Mỹ và Nga sẽ điện đàm hôm nay trước sức nóng từ biên giới Nga - Ukraine