Ngày 11.2, Philippines đã thông báo cho Mỹ về ý định chấm dứt một hiệp ước an ninh lớn cho phép các lực lượng Mỹ huấn luyện tại quốc gia này.

Tổng thống Philippines Duterte hủy hiệp ước quân sự quan trọng với Mỹ

Hà Ngọc Bách | 11/02/2020, 18:10

Ngày 11.2, Philippines đã thông báo cho Mỹ về ý định chấm dứt một hiệp ước an ninh lớn cho phép các lực lượng Mỹ huấn luyện tại quốc gia này.

Thông báo về việc hủy Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng Quốc gia (VFA) với Mỹ được Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. đăng tải trên Twitter cá nhân của ông. Ông Teodoro Locsin Jr. từ chối cung cấp các chi tiết khác về bước đi quyết liệt như một phép lịch sự ngoại giao.

Ông Locsin đã ký thông báo theo lệnh của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người thường chỉ trích các chính sách an ninh của Mỹ trong khi ca ngợi Trung Quốc và Nga, bất chấp mối quan hệ lịch sử chặt chẽ của quân đội Philippines với đối tác Mỹ.

Theo giới chuyên gia cho rằng việc Philippines từ bỏ VFA, khước từ sự hiện diện quân sự của quân đội Mỹ sẽ khiến Trung Quốc có cơ hội mở rộng hiện diệnquân sự ởBiển Đông.

“Tổng thống Duterte đã chỉ đạo Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines Salvador Medialdea truyền đạt ý kiến tới Ngoại trưởng Teodoro “Teddy Boy” Locsin, Jr., yêu cầu gửi công hàm thông báo chấm dứt thỏa thuận cho chính phủ Hoa Kỳ vào đêm qua. Ông Salvador Medialdea đã gửi tin nhắn cho Ngoại trưởng Locsin, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Philippines đã ký văn bản chính thức chấm dứt thỏa thuận và sau đó gửi cho Chính phủ Hoa Kỳ ngay trong hôm nay 11.2”, phát ngôn viên Tổng thống, ông Salvador Panelo phát biểu cho biết trong cuộc họp báo chiều 11.2.

Theo ông Panelo, việc chấm dứt thỏa thuận này sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ hôm nay.

“Đã đến lúc chúng ta tự lo cho mình. Chúng ta sẽ tự củng cố năng lực phòng thủ và không dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác”, ông Panelo khẳng định.

Quan hệ giữa Mỹ và Philippines dưới thời ông Duterte liên tục xuống dốc khi mà Washington thường xuyên chỉ trích chiến dịch chống ma túy của nước này cũng như Mỹ không làm rõ lập trường của họ đối với Manila trong việc tranh chấp một phần Biển Đông với Trung Quốc.

Thỏa thuận Các lực lượng Viếng thăm (Visiting Forces Agreement – VFA), được ký vào năm 1998, đã quy định địa vị pháp lý cho quân đội Mỹ, cho phép tàu chiến, máy bay và binh lính Mỹ luân phiên đồn trú tại Philippines, tham gia các cuộc tập trận quân sự và hoạt động hỗ trợ nhân đạo.

Đây là lần đầu tiên ông Duterte hủy bỏ thỏa thuận với Mỹ, trong suốt hơn ba năm cầm quyền vừa qua, ông đã tố cáo Washington vì sự "giả tạo" và đối xử với Philippines như một "con chó bị xích".

Bất chấp sự trấn an từ các tướng lĩnh của mình, ông Duterte từ lâu đã cáo buộc các lực lượng Mỹ tiến hành các hoạt động bí mật tại nước ông. Trong bài phát biểu hôm 10.2, ông nói rằng vũ khí hạt nhân của Mỹ đang được cất giữ ở đất nước ông. Ông Duterte cũng lập luận rằng sự hiện diện của lực lượng Mỹ khiến Philippines trở thành mục tiêu xâm lược tiềm năng.

Trong phiên điều trần của Thượng viện Philippines tuần trước, ông Locsin cảnh báo rằng việc bãi bỏ thỏa thuận an ninh với Washington sẽ làm suy yếu an ninh của Philippines và thúc đẩy sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông đang tranh chấp. Sự hiện diện của quân đội Mỹ trong tuyến đường thủy chiến lược này đã được coi là một đối trọng quan trọng với Trung Quốc, nước đã tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp trên toàn bộ vùng biển.

Thiên Hà (theo Japantimes)
Bài liên quan
Việt Nam lên tiếng sau tranh cãi giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông
Việt Nam bác bỏ mọi yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc và Philippines tranh cãi về cái gọi là "quyền lịch sử" tại khu vực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Philippines Duterte hủy hiệp ước quân sự quan trọng với Mỹ