Ngành y tế TP.HCM có đến 4 công trình được vinh dự nhận giải thưởng sáng tạo cấp thành phố. Đây là những công trình được đánh giá cao và rất thiết thực trong công tác khám và điều trị cho bệnh nhân.

TP.HCM: 4 công trình của ngành y tế được nhận giải thưởng sáng tạo

Hồ Quang | 29/05/2019, 18:57

Ngành y tế TP.HCM có đến 4 công trình được vinh dự nhận giải thưởng sáng tạo cấp thành phố. Đây là những công trình được đánh giá cao và rất thiết thực trong công tác khám và điều trị cho bệnh nhân.

Ngày 29.5, Sở Y tế TP.HCM cho hay ngành y tế TP có 4 công trình, trong tổng số 8 công trình được chọn vào vòng chung khảo đã được Hội đồng tuyển chọn cấp thành phố chấm và Ban tổ chức Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM chọn ra để trao giải.

Cụ thể, 4 công trình sáng tạo của ngành y tế TP được nhận giải thưởng sáng tạo gồm: quy trình báo động đỏ cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch (Bệnh viện Nhi Đồng); xạ trị định vị thân (SBRT) ung thư đầu cổ bằng máy gia tốc (Bệnh viện Ung Bướu); nâng cao hiệu quả cấp cứu cho người dân thành phố qua mạng lưới cấp cứu ngoại viện 115 (Sở Y tế, Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM và Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn); và hệ thống WebGIS quản lý bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố (Trung tâm Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý, Sở khoa học Công nghệ và Trung tâm Y tế dự phòng TP).

Trong đó, nổi bật nhất là quy trình báo động đỏ cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch và nâng cao hiệu quả cấp cứu cho người dân thành phố qua mạng lưới cấp cứu ngoại viện 115.

Đối với quy trình báo động đỏ cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch của Bệnh viện Nhi đồng 1 xuất phát từ một tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra trên quốc lộ 91 (tỉnh An Giang) vào tháng 10.2014 khiến bé N.Q.H. văng khỏi bụng mẹ từ một người mẹ đang mang thai.

Bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng dọa sốc với chân phải đứt lìa. Trước tình trạng bệnh nhân nguy cấp, bệnh viện này đã lập tức kích hoạt quy trình báo động đỏ, toàn bộ bác sĩ, điều dưỡng kíp hồi sức, phẫu thuật và các chuyên khoa liên quan có mặt ngay lập tức tại phòng mổ. Tất cả khẩn trương vừa hồi sức, vừa tiến hành can thiệp phẫu thuật cấp cứu ngay cho bệnh nhi. Nhờ đó, bé H. qua cơn nguy kịch đầu tiên. Từ đó quy trình báo động đỏ cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch đã được ra đời. Nhờ quy trình này mà Bệnh viện Nhi đồng 1 đã cứu sống hàng loạt trẻ trong tình trạng “nghìn cân treo tóc”.

Sau đó, đến tháng 4.2016, Sở Y tế TP.HCM tiếp tục triển khai quy trình báo động đỏ liên viện, rất nhiều trường hợp nguy kịch đã được cứu sống nhờ sự phối hợp liên viện kịp thời và hiệu quả. Báo động đỏ nội viện và liên viện đã được Bộ Y tế đưa vào bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, và xemđây là một trong những tiêu chí chất lượng bắt buộc trong cấp cứu người bệnh mà các bệnh viện trong cả nước cần phải đạt được.

Riêng mô hình cấp cứu cho người dân TP qua mạng lưới cấp cứu ngoại viện 115 hiện đã có 31 trạm cấp cứu vệ tinh bao phủ địa bàn thành phố. Sự tham gia làm trạm cấp cứu vệ tinh của các bệnh viện đa khoa quận, huyện, bệnh viện tư nhân làm tăng cơ hội vàng cứu sống nhiều bệnh nhân hơn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của người dân thành phố.

Gần đây, ngành Y tế TP còn tổ chức thí điểm cấp cứu ngoại viện bằng xe 2 bánh. Đến nay đã có 4 đơn vị y tế triển khai cấp cứu ngoại viện bằng xe 2 bánh.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: 4 công trình của ngành y tế được nhận giải thưởng sáng tạo