Trong 7 tháng đầu năm 2022 có hơn 16.000 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng tăng 42,89% so với cùng kỳ, nhưng chỉ có 10.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại.

TP.HCM: Hơn 16.000 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2022

Hồ Quang | 04/08/2022, 12:45

Trong 7 tháng đầu năm 2022 có hơn 16.000 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng tăng 42,89% so với cùng kỳ, nhưng chỉ có 10.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2022, nhiệm vụ, giải pháp tháng 8. 2022 vào sáng 4.8, UBND TP.HCM cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2022, TP có 25.316 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 304.190 tỉ đồng, tăng 20,03% về số lượng so với cùng kỳ và giảm 13,69% về vốn đăng ký so với cùng kỳ; có 51.595 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 321.368 tỉ đồng, giảm 9,18% so với cùng kỳ.

tphcm-hon-16.000-doanh-nghiep-tam-ngung-hoat-dong-trong-7-thang-dau-nam-2022-hinh-anh-1(2).png
Một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: PV

Các doanh nghiệp bị giải thể trong 7 tháng đầu năm 2022 là 2.521, giảm 12,56% so với cùng kỳ. Đặc biệt, có đến 16.435 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tăng 42,89% so với cùng kỳ, nhưng chỉ có 10.271 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Như vậy, tổng số doanh nghiệp trên hệ thống hiện tại ở TP là 498.406 doanh nghiệp với số vốn 9.229.391 tỉ đồng.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, TP đã thu hút vốn đầu tư được 2,43 tỉ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ. Trong đó, các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 373 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 274.93 triệu USD (tăng 8,1% số dự án cấp mới, giảm 3,4% vốn đầu tư so với cùng kỳ). Có 85 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm 1,4 tỉ USD (bao gồm các dự án tăng và giảm vốn), giảm 13,3% về số dự án và tăng 169.4% về vốn điều chỉnh so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7 ước tăng 0,9% so với tháng trước, tăng 53,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 7 tháng đầu năm, IIP ước tăng 7,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 2,3%).

Bốn nhóm ngành công nghiệp trọng yếu 7 tháng ước tăng 12,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 2,1%). Trong đó, ngành sản xuất hàng điện tử ước giảm 4,3% (cùng kỳ tăng 7,3%), chủ yếu do giảm sản lượng mặt hàng điện tử dân dụng, thiết bị dây dẫn; ngành hóa dược - cao su - nhựa ước tăng 22,7% (cùng kỳ chỉ tăng 0,5%); ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống ước tăng 18,8% (cùng kỳ giảm 4,6%); ngành cơ khí ước tăng 3% (cùng kỳ tăng 8,8%).

UBND TP cũng cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp TP qua cửa khẩu cả nước 7 tháng đầu năm 2022 ước đạt 25,378 tỉ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,6%). Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 38,9 tỉ USD (cùng kỳ tăng 24,6%).

Trong các lĩnh vực kinh tế của TP, điểm sáng nhất chính là ngành du lịch. Tổng doanh thu của ngành này trong tháng 7.2022 ước đạt 10.698 tỉ đồng, tăng 9.543 tỉ đồng so với cùng kỳ (cùng kỳ đạt 1.155 tỉ đồng). Tính chung 7 tháng, tổng doanh thu du lịch ước đạt 60.379 tỉ đồng, tăng 57,82% so với cùng kỳ. Khách du lịch nội địa ước đạt 13,3 triệu lượt, tăng 71,73% so với cùng kỳ; khách quốc tế ước đạt 765.585 lượt.

Theo đánh giá của UBND TP, các lĩnh vực kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2022 có mức tăng trưởng khá. Hoạt động sản xuất công nghiệp đã phục hồi và thu hút lao động trở lại làm việc; nhiều doanh nghiệp đã khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường. Hoạt động thương mại, dịch vụ trở nên sôi động khi khách du lịch quay trở lại TP, và nhiều hoạt động khuyến mại tập trung được tổ chức. Hoạt động xuất khẩu tăng tốc.

Chỉ số sản xuất công nghiệp, tổng doanh thu bán lẻ và doanh thu dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ. Khách du lịch nội địa đến TP tăng 71,73% so với cùng kỳ; khối lượng vận tải hành khách công cộng tăng 17,7% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, UBND TP cũng chỉ ra ra một số tồn tại, hạn chế về kinh tế- xã hội của TP trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2022. Cụ thể, có nhiều ngành chỉ số lao động giảm như: sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 30,7%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 14,9%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 11,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 11,3%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 2,6%. Trong 10/11 nhóm hàng tăng giá, nhóm giao thông tăng cao nhất với mức tăng là 15,94% do tác động giá xăng, dầu tăng cao.

Bài liên quan
Nhiều cửa hàng ở TP.HCM bán vàng, trang sức không rõ nguồn gốc
Lực lượng quản lý thị trường TP.HCM tăng cường giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, tạm giữ hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá gần 500 triệu đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Hơn 16.000 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2022