Chiều 11.7, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các cơ sở y tế về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 5.

TP.HCM sẽ tiêm 1,1 triệu liều vắc xin Moderna và AstraZeneca trong 2 - 3 tuần

P.V | 11/07/2021, 17:10

Chiều 11.7, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các cơ sở y tế về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 5.

Chiều 11.7, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các cơ sở y tế về dự kiến triển khai kế hoạch chiến dịch tiêm chủng đợt 5 vắc xin phòng COVID-19 với số lượng ban đầu dự kiến là 1,1 triệu liều vắc xin, tiến hành trong 2 - 3 tuần.

Trong thời gian thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16, TP.HCM sẽ tận dụng thời gian “vàng” để tiến hành triển khai hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 song song cùng với hoạt động xét nghiệm tầm soát và điều tra truy vết trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Trong tháng 7, dự kiến ban đầu TP.HCM sẽ nhận được 1 triệu liều vắc xin Moderna từ nguồn tài trợ của Mỹ theo cơ chế COVAX và 100.000 liều AstraZeneca từ nguồn tài trợ của chính phủ Nhật Bản. Tổng cộng sẽ có khoảng 1,1 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 dành cho TP.HCM.

tphcm-se-tiem-1-trieu-lieu-vac-xin-moderna-astrazeneca.jpg
TP.HCM sẽ tiêm 1,1 triệu liều vắc xin Moderna và AstraZeneca trong 2 - 3 tuần

Theo kế hoạch, người được tiêm ưu tiên trong đợt này sẽ là người dễ bị tổn thương, nằm trong các vị trí nguy cơ rất cao và nguy cơ cao trên địa bàn quận huyện; ngoài ra còn các nhóm theo nghị quyết 21. Dự kiến hoạt động tiêm chủng sẽ được diễn ra trong thời gian từ 2 - 3 tuần.

TP.HCM dự kiến sẽ lập điểm tiêm chủng tại 312 trạm y tế quận, huyện. Mỗi quận, huyện sẽ tổ chức thêm 1 địa điểm tiêm chủng khác.

TP.HCM dự kiến tổ chức 630 điểm tiêm chủng, tiêm cho 120 người/1 điểm tiêm/1 ngày. Để đảm bảo giãn cách, thời gian tiêm chủng sẽ diễn ra trong các khung giờ 8 giờ - 13 giờ và 15 giờ – 20 giờ hàng ngày trong suốt thời gian triển khai.

Qua 4 đợt, tổng số lượt người ở TP.HCM đã được tiêm là 985.077, trong đó có 943.215 tiêm mũi 1 và 41.862 đã tiêm 2 mũi.

Sáng 10.7, máy bay chở lô vắc xin COVID-19 của hãng Moderna do Mỹ viện trợ thông qua chương trình COVAX đã hạ cánh sân bay Nội Bài (Hà Nội). Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiếp nhận 2 triệu liều vắc xin Moderna, trong đó 1 triệu liều sẽ được chuyển ngay vào TP.HCM.

Sáng 9.7, lô vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca thứ 3 do Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam đã về đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM.

Theo đó, Nhật Bản chuyển đủ cho Việt Nam gần 2 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 viện trợ không hoàn lại.

Hôm 16.6, Nhật Bản đã viện trợ Việt Nam 1 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca. Đến ngày 2.7, khoảng 400.000 liều vắc xin trong tổng số 1 triệu liều mà Nhật Bản tặng Việt Nam phòng chống dịch COVID-19 đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất.

Cũng trong sáng 9.7, thêm 580.000 liều vắc xin AstraZeneca khác được chuyển về Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

Đây là lần thứ ba vắc xin AstraZeneca được giao cho Việt Nam theo hợp đồng đặt mua 30 triệu liều từ Hệ thống tiêm chủng VNVC. Trước đó, cùng hợp đồng này có 117.600 liều được nhập vào Việt Nam ngày 24.2 và 288.000 liều nhập về từ ngày 25.5.

Đến nay, Việt Nam đã có hơn 5,7 triệu liều vắc xin của AstraZeneca được chuyển đến Việt Nam thông qua hợp đồng đặt mua trước, cơ chế COVAX và viện trợ song phương giữa chính phủ các nước. Trong đó có gần 1 triệu liều từ hợp đồng của VNVC và AstraZeneca, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.

Theo Bộ Y tế, tính đến 16 giờ ngày 10.7, 4.040.783 liều vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam sau 124 ngày. Trong đó, 271.409 người đã được tiêm 2 liều vắc xin.

Ngày 10.7, cả nước có thêm 30.269 người tại 14 tỉnh thành được tiêm vắc xin. Trong đó, Bắc Giang có số lượng mũi tiêm lớn nhất với 11.235, tiếp theo là Nghệ An (8.125), Bắc Ninh (2.556), Tiền Giang (2.433), Hà Nội (1.701), TP.HCM (454), Bình Dương (1.792), Khánh Hòa (22), Cần Thơ (120).

Bài liên quan
Chủ tịch UBND TP.HCM: Sự phục hồi của thị trường và doanh nghiệp trên địa bàn còn khó khăn
Chiều 3.5, UBND TP.HCM tổ chức Phiên họp về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và bàn giải pháp cho tháng 5 năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM sẽ tiêm 1,1 triệu liều vắc xin Moderna và AstraZeneca trong 2 - 3 tuần