Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long mong muốn các nước hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các nguồn cung cấp vắc xin phòng COVID-19, mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ em.
'TP.HCM trao đổi với Bộ Y tế sẽ mua cả 5 triệu liều vắc xin Moderna'
P.V|08/06/2021, 21:31
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long mong muốn các nước hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các nguồn cung cấp vắc xin phòng COVID-19, mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ em.
Ngày 8.6.2021, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có 3 cuộc làm việc riêng rẽ với các Đại sứ của Úc, Pháp và Thụy Sỹ tại Việt Nam.
Chủ đề các cuộc nói chuyện với bà Mobyn Mudie - Đại sứ Úc; ông Nicolas Warnery - Đại sứ Pháp và ông Ivo Sieber - Đại sứ Thuỵ Sĩ là về hợp tác trong công tác phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là việc tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận các nguồn vắc xin.
Mong muốn các nước hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nhiều hơn các nguồn cung vắc xin COVID-19
Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ lời cảm ơn đến Chính phủ các nước đã dành sự quan tâm hỗ trợ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại Việt Nam nói chung; công tác phòng chống dịch COVID-19 nói riêng, trong đó có hỗ trợ vắc xin phòng COVID-19 qua cơ chế COVAX Facility - đây là nguồn tiếp cận vắc xin COVID-19 lớn nhất hiện nay của Việt Nam.
Người đứng đầu ngành y tế cũng mong muốn Chính phủ các nước tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ, một trong những ưu tiên trong phòng chống COVID-19 của Việt Nam là tiếp cận sớm và rộng hơn với nguồn cung cấp vắc xin phòng COVID-19.
Dù Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để tiếp cận các nguồn vắc xin COVID-19, song Bộ trưởng mong muốn Úc, Pháp và Thụy Sỹ tiếp tục có những quan tâm để Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các nguồn vắc xin.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng chia sẻ mong muốn Chính phủ các nước trao đổi với COVAX Facility để cơ chế này sớm cung ứng các lô vắc xin phòng COVID-19 tiếp theo cho Việt Nam, vì trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, Việt Nam rất cần có vắc xin để tiêm cho người dân.
Các đại sứ đều đánh giá cao những kết quả Việt Nam đã đạt được trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và nhấn mạnh tiếp tục hợp tác với Việt Nam.
Úc nghiên cứu khả năng cung ứng thêm vắc xin cho Việt Nam
Bà Mobyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết Chính phủ Úc đã dành 130 triệu A$ thông qua cơ chế COVAX. Riêng với Việt Nam, tổng giá trị hỗ trợ chương trình vắc xin của Úc cho Việt Nam là 40 triệu A$ trong 3 năm để mua vắc xin COVID-19; triển khai tiêm chủng và tư vấn về chuyên môn, kỹ thuật thông qua đối tác UNICEF.
Bà Mobyn Mudie cho biết chính phủ Úc đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ để có thể cung cấp thêm vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam. Úc đang sản xuất vắc xin COVID-19, “nên chúng tôi hy vọng sau nửa năm nữa có thể cung ứng vắc xin trực tiếp cho Việt Nam”, bà Mobyn Mudie nói.
Đại sứ Úc tại Việt Nam cũng quan tâm thời gian cách ly với người nhập cảnh đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 cũng như việc tiêm vắc xin cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng sự hỗ trợ của chính phủ Úc về tài chính cho công tác phòng chống dịch của Việt Nam trong đó có tiếp cận vắc xin phòng COVID-19 và hệ thống dây chuyền lạnh, tủ bảo quản lạnh cũng như xe lạnh chuyên dụng để vận chuyển vắc xin là hết sức cần thiết.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin mong muốn mở rộng đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 cho lứa từ 12-18 tuổi tại Việt Nam, do đó Bộ Y tế đề xuất khoản viện trợ 13,5 triệu A$ trong số 40 triệu A$ sẽ dành để mua vắc xin Pfizer để tiêm cho trẻ em Việt Nam.
Về những quan tâm của phía Úc liên quan đến cách ly và tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long giải thích nguyên nhân Việt Nam kéo dài thời gian cách ly lên 21 ngày. Tuy nhiên, Bộ Y tế đang giao các chuyên gia và các cơ quan liên quan xây dựng hướng dẫn cụ thể, theo hướng những người tiêm đủ 2 mũi vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính 3 ngày trước khi lên máy bay sẽ cách ly 7 và xét nghiệm, nếu âm tính thì về nhà theo dõi…
Với vấn đề tiêm vắc xin COVID-19 cho cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thanh Long nói Việt Nam mong muốn tiêm chủng cho mọi người, song do khan hiếm vắc xin nên hiện nay ưu tiên tiêm cho người dân ở các vùng dịch, cho lực lượng tuyến đầu…
“Các đại sứ quán có thể nhập vắc xin phòng COVID-19 theo đường phi mậu dịch để tiêm cho cộng đồng công dân nước mình đang làm việc tại Việt Nam. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ nhập khẩu, thủ tục, quy trình và kiểm định; đồng thời nếu cần Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các các cơ sở tiêm chủng miễn phí”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Thuỵ Sĩ cam kết đẩy nhanh đưa 5 triệu liều vắc xin Moderna về Việt Nam
Đại sứ Ivo Siebber cho biết Thuỵ Sĩ đang có những chính sách quyết liệt về vắc xin cho nhu cầu trong nước, đồng thời đóng góp tiền mua 3 triệu liều vắc xin cho Cơ chế COVAX và hỗ trợ về kỹ thuật cho các nước đang phát triển.
Đại sứ Siebber thông tin, các công ty dược của Thuỵ Sĩ tại Việt Nam đều khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là hoạt động phòng chống dịch, bao gồm cả việc tiếp cận vắc xin COVID-19.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long mong muốn 2 công ty dược DKSH và Zuellig Pharma đẩy nhanh cung ứng vắc xin cho Việt Nam. Zuellig Pharma là đơn vị được Moderna ủy quyền đưa 5 triệu liều vắc xin về Việt Nam. TP.HCM đã trao đổi với Bộ Y tế sẽ mua cả 5 triệu liều này.
“Chúng tôi mong vắc xin của Moderna thông qua Zuellig Pharma sẽ sớm về tới TP.HCM, thành phố đông dân và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
“Chúng tôi sẽ chuyển mong muốn của Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam về việc thúc đẩy COVAX cung ứng vắc xin cho Việt Nam sớm nhất”, Đại sứ Siebber nhấn mạnh, đồng thời thông tin thêm về việc công ty Zullig Pharma và DKSH sẽ làm việc tiếp tục với Bộ Y tế để tìm cách đưa vắc xin Moderna về Việt Nam nhanh nhất.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long hoan nghênh sự hỗ trợ của Rocher và các công ty khác của Thuỵ Sĩ cho công tác phòng chống dịch nói riêng và công tác y tế nói chung, đồng thời thông tin về việc Bộ Y tế đã và đang xúc tiến sửa đổi các quy định về nhập khẩu thuốc cũng như các vấn đề liên quan…
Tương tự sản phẩm của Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức), vắc xin Moderna được phát triển bằng công nghệ mRNA, có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh. Kết quả thử nghiệm vắc xin Moderna hiệu quả 90%.
Cơ quan Dược phẩm Liên minh châu Âu (EMA) phê duyệt vắc xin Moderna vào ngày 6.1. Vắc xin này được tiêm chủng ở Mỹ, Canada, Đức, Hàn Quốc, Anh...
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30.4 đã phê duyệt vắc xin Moderna để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Đây là loại vắc xin COVID-19 thứ 4 được duyệt sử dụng khẩn cấp, sau Pfizer, Astrazeneca và Johnson & Johnson.
Pháp thúc đẩy trao đổi, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19.
Tại cuộc làm việc với Đại sứ Pháp Nicolas Warnery, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao chính phủ Pháp đã triển khai các hiệu quả chương trình phòng chống COVID-19 và tiêm chủng vắc xin. Bộ trưởng bày tỏ mong muốn ngoài hỗ trợ qua cơ chế COVAX, phía Pháp cũng có những hỗ trợ khác về vắc xin cho Việt Nam.
Hiện Sanofi và một số công ty dược khác của Pháp đang nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin COVID-19 giai đoạn 3. Bộ trưởng mong muốn hai bên hợp tác trao đổi, chuyển giao công nghệ để giúp Việt Nam trong phát triển, sản xuất vắc xin.
Đại sứ Nicolas Warnery khẳng định mối quan hệ hợp tác y tế giữa Pháp và Việt Nam rất lâu đời với những chương trình hợp tác, hỗ trợ song phương, đa phương. Ông ghi nhận những đề xuất về tăng cường trao đổi để tiến tới chuyển giao công nghệ của Việt Nam. Các đề nghị của Việt Nam đang được phía Pháp nghiên cứu.
Đại sứ Pháp đề xuất nhập khẩu vắc xin Johnson & Johnson và triển khai tiêm vắc xin này cho cộng đồng người Pháp tại Việt Nam, ưu tiên trước hết cho nhóm đối tượng trên 55 tuổi.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ủng hộ đề xuất nhập khẩu vắc xin theo hình thức phi mậu dịch của phía Pháp. Hiện một số tổ chức quốc tế và quốc gia đã nhập khẩu theo cách thức này với thủ tục đơn giản.
Bộ Y tế cũng tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp nhập vắc xin, sử dụng nguồn vắc xin này để tiêm cho người lao động trong các doanh nghiệp của Pháp đầu tư ở Việt Nam.
Bộ Y tế đã có văn bản gửi Johnson & Johnson và các công ty có vắc xin đã được cấp phép lưu hành tại các nước, mong các đơn vị sẽ nộp hồ sơ cấp phép tại Việt Nam.
Với hình thức nhập khẩu theo các đơn hàng và sử dụng rộng rãi hơn hoặc cung cấp cho Việt Nam, Bộ trưởng khẳng định hiện quy trình nhập khẩu, thủ tục hành chính đã được Bộ Y tế cắt giảm tối đa. Trong thời gian từ 5-10 ngày, Bộ Y tế sẽ xem xét phê duyệt vắc xin trong tình trạng cấp bách.
Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn tiếp cận nguồn vắc xin COVID-19 mà Pháp đã mua nhưng không sử dụng đến và các nguồn vắc xin khác để hỗ trợ cho Việt Nam.
Bày tỏ lời cảm ơn tới Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã ủng hộ đề xuất nhập khẩu và triển khai tiêm vắc xin cho cộng đồng người Pháp, ngài Nicolas Warnery cho biết sẽ làm việc với các đơn vị để sớm đưa vắc xin vào Việt Nam, sau đó sẽ nghiên cứu lựa chọn đối tác để thực hiện việc tiêm chủng.
Đề xuất Bộ Y tế phê duyệt khẩn cấp vắc xin Pfizer
Ngày 8.6, ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đã họp và thống nhất đề nghị Bộ Y tế phê duyệt vắc xin COVID-19 của Pfizer - BioNTech.
Ông Cường cũng cho hay Cục Quản lý Dược đang làm việc để hội đồng tư vấn xem xét, đề xuất phê duyệt với vắc xin của các hãng như Moderna, Johnson & Johnson...
Trước đó, Bộ Y tế đã đàm phán và ký hợp đồng mua vắc xin với hãng Pfizer - BioNTech vào ngày 20.5. Hãng dự kiến cung ứng khoảng 31 triệu liều vào quý 3 và 4, mỗi quý 15,5 triệu liều. Hiện chưa có thông tin ngày về Việt Nam của số vắc xin này.
Vaccine BNT162b2 do hãng dược Pfizer (Mỹ) và đối tác là Công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) phát triển trên công nghệ mRNA.
Đây là vắc xin đầu tiên được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp, vào năm 2020. Đến nay, có 103 quốc gia trên thế giới đang sử dụng vắc xin Pfizer.
Các bằng chứng thử nghiệm lâm sàng ở người trên 16 tuổi cho thấy vắc xin có hiệu quả 95%. Ngày 2.4, Pfizer thông báo kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối, cho thấy vắc xin hiệu quả 95,3%, ngăn ngừa cả trường hợp mắc COVID-19 nghiêm trọng. Miễn dịch tạo bởi vắc xin kéo dài ít nhất 6 tháng nếu tiêm hai liều.
Việt Nam đến nay đã phê duyệt khẩn cấp 3 loại vắc xin COVID-19 là AstraZeneca (Anh), Sputnik V (Nga) và Sinopharm (Trung Quốc).
Việt Nam bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm phòng COVID-19 từ ngày 8.3, với vắc xin của AstraZeneca. Tính đến 16 giờ ngày 7.6, tổng cộng 1.340.098 liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm. Trong đó, 38.166 người được tiêm đủ hai liều.
Theo tờ Khmer Times, chính quyền Prey Veng (tỉnh giáp Việt Nam) cho biết nữ bệnh nhân người Việt tên Nguyen Thi Nguon (69 tuổi) tử vong vì COVID-19 lúc 14 giờ ngày 5.6.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Ngày 18.1, Trường Đại học Nam Cần Thơ (DNC) tổ chức lễ khánh thành Viện Khoa học sức khỏe DNC và kỷ niệm 12 năm thành lập trường (25.1.2013 – 25.1.2025).
Bùi Huyền Trang - nữ ca sĩ trẻ vừa đoạt giải quán quân cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2024 đã cho ra mắt khán giả MV đầu tay trong sự nghiệp ca hát của mình, với tên gọi đầy thân thương: Cô gái Hà Nội.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến kéo dài ba năm ở Ukraine, thậm chí khẳng định có thể giải quyết vấn đề trong vòng 24 giờ.
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Chưa đầy một tuần nữa, Samsung sẽ giới thiệu dòng Galaxy S25 tại sự kiện Unpacked 2025 (diễn ra lúc 1 giờ sáng ngày 23.1 giờ Việt Nam). Những chiếc smartphone Samsung cao cấp sắp ra mắt sẽ có phần cứng tốt hơn và tập trung vào các tính năng Galaxy AI mới.
Reuters đưa tin ngày 17.1, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian vừa ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chiến lược kéo dài 20 năm, qua đó tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.