Thông tin trên được Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP.HCM chia sẻ với báo chí vào chiều 14.9 về tình hình quản lý, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất xen cài trong khu dân cư.

TP.HCM: Từ đầu năm 2023 đến nay đã xử lý 20 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường

Hồ Quang | 14/09/2023, 20:20

Thông tin trên được Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP.HCM chia sẻ với báo chí vào chiều 14.9 về tình hình quản lý, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất xen cài trong khu dân cư.

Theo Sở TNMT TP.HCM, từ đầu năm 2023 đến nay Thanh tra Sở đã xử phạt 20 đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm xen cài trong khu dân cư, tổng số tiền phạt là hơn 2,2 tỷ đồng.

tphcm-tu-dau-nam-2023-den-nay-da-xu-ly-20-doanhnghiep-gay-o-nhiem-moi-truong-hinh-anh(1).png
Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM gây ô nhiễm môi trường đã bị xử lý - Ảnh: PV

Các hành vi vi phạm chủ yếu của các đơn vị này là xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép; xả khí thải vượt quy chuẩn cho phép; thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường; không nộp hồ sơ cấp quyền khai thác nước dưới đất; nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác nước dưới đất không đúng thời hạn; không có giấy phép môi trường theo quy định.

Cũng theo Sở TNMT TP.HCM, qua công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, TP gặp một số khó khăn nhất định, trong đó có công tác cưỡng chế buộc đình chỉ hoạt động, buộc di dời theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7.7.2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, các biện pháp cưỡng chế theo quy định chỉ phù hợp buộc đối tượng vi phạm nộp tiền phạt, không phù hợp buộc đối tượng vi phạm ngừng công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường để chấp hành quyết định xử phạt, hoặc khắc phục hậu quả, cũng như buộc di dời.

Đối với các trường hợp bị đình chỉ hoạt động, buộc di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, cơ quan chức năng tiến hành niêm phong máy móc, thiết bị, nhà xưởng của đối tượng vi phạm theo quy định của nghị định xử phạt, tuy nhiên các đối tượng này đã tự tháo bỏ niêm phong để tiếp tục sản xuất, khóa trái cửa không làm việc với đoàn kiểm tra…, dẫn đến việc xử lý vi phạm rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều công sức để ngăn chặn tái phạm.

Trước tình hình trên, Sở TNMT cho biết đã tham mưu cho UBND TP có văn bản kiến nghị Bộ TNMT xem xét, trình cấp có thẩm quyền bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành biện pháp khắc phục hậu quả bằng hình thức ngừng cung cấp điện, nước để sản xuất của cá nhân, tổ chức vi phạm; ban hành Quy chế phối hợp thực hiện cưỡng chế thi hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Hiện nay, Bộ TNMT đang chủ trì xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện đã tiến hành lấy ý kiến và họp Hội đồng thẩm định, TP.HCM đã có ý kiến đóng góp theo văn bản số 6335/STNMT-CCBVMT ngày 11.7.2023 của Sở TNMT.

Do đó, sau khi Bộ TNMT ban hành Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, UBND TP ban hành Quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn TP.HCM thì Sở TNMT rà soát tiêu chí “không phù hợp quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải” để áp dụng hình thức buộc di dời đối với các cơ sở sản xuất xen cài trong khu dân cư.

 

 

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Từ đầu năm 2023 đến nay đã xử lý 20 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường