“Bà Thảo chính là người cung cấp hồ sơ, tài liệu có dấu hiệu cắt ghép giả mạo theo kết quả giám định của Bộ công an trong vụ việc tranh chấp Công ty Trung Nguyên tại Bình Dương…Bà Thảo cũng chính là người giả mạo chữ ký của Ông Đặng Lê Nguyên Vũ để chuyển nhượng trái phép và chiếm đoạt Công ty Trung Nguyên tại Singapore…Bà Thảo luôn mạo danh, thường xuyên mạo nhận là đồng sáng lập Trung Nguyên và luôn vu cáo, bịa đặt, thông tin sai sự thật về việc “nhóm thao túng”…

Trung Nguyên khẳng định bà Thảo giả mạo nhiều hồ sơ

Anh Tú | 12/07/2019, 12:22

“Bà Thảo chính là người cung cấp hồ sơ, tài liệu có dấu hiệu cắt ghép giả mạo theo kết quả giám định của Bộ công an trong vụ việc tranh chấp Công ty Trung Nguyên tại Bình Dương…Bà Thảo cũng chính là người giả mạo chữ ký của Ông Đặng Lê Nguyên Vũ để chuyển nhượng trái phép và chiếm đoạt Công ty Trung Nguyên tại Singapore…Bà Thảo luôn mạo danh, thường xuyên mạo nhận là đồng sáng lập Trung Nguyên và luôn vu cáo, bịa đặt, thông tin sai sự thật về việc “nhóm thao túng”…

Ngày 3.7 vừa qua, TAND tỉnh Bình Dương đã mở phiên họp xem xét yêu cầu của bà Lê Hoàng Diệp Thảo về việc hủy quyết định, nghị quyết bãi nhiệm bà khỏi vị trí là người đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên (Trung Nguyên Instant Coffee - Trung Nguyên IC).

Trước khi phiên xử diễn ra, bà Thảo đã công bố các kết luận của Viện Khoa học Hình sự ngày 30.1.2019 và ngày 24.5.2019, trong đó kết luận các tài liệu đã bị cắt ghép do Công ty Trung Nguyên cung cấp.Vì vậy, bà Thảo đã đề nghị Tòa án tỉnh Bình Dương chuyển toàn bộ hồ sơ giả mạo sang cơ quan công an để điều tra làm rõ việc Công ty Trung Nguyên giả mạo theo quy định của pháp luật.

Trước sự việc này, ngày 11.7, phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Tập đoàn Trung Nguyên đã chính thức lên tiếng và để công chúng hiểu rõ bản chất sự việc tranh chấp của Tập đoàn Trung Nguyên, báo điện tử Một Thế Giới xin đăng một phần nội dung do phía Trung Nguyên cung cấp:

Bà Thảo chính là người cung cấp hồ sơ, tài liệu có dấu vết cắt ghép (ký hiệu A3-2) theo Kết luận giám định số 14/C09 -P5 và Công văn số 14A/C09-P5 của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an.

Công ty Trung Nguyên cho biết ngày 30.6, họ đãnhận được Đơn khiếu nại của bà Lê Hoàng Diệp Thảo về việc khiếu nại Công văn số 56/TA-KT ngày 28/06/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương về việc trả lời đơn kiến nghị chuyển hồ sơ sang Cơ quan Điều tra – Công an tỉnh Bình Dương về hành vi Công ty Trung Nguyên làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức (Tài liệu, ký hiệu A3-2). Đồng thờiTrung Nguyên cho biếttrong lúc đó, bà Lê Hoàng Diệp Thảo liên tiếp có những hành vi tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng một cách có hệ thống với nội dung mang tính chất vu cáo và bịa đặt thông tin sai sự thật về việc Công ty Trung Nguyên giả mạo hồ sơ tài liệu (Tài liệu, ký hiệu A3-2). Bởi vì:

- Tại Mục II [ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH] tại Kết luận giám định số 14/C09-P5 đề ngày 30/01/2019 của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an có quy ước ký hiệu như sau:

- Công văn số 14A/C09-P5đề ngày 30/10/2019 của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an có kết luận:

Như vậy, căn cứ nội dung tại Kết luận giám định số 14/C09-P5 và Công văn số 14A/C09-P5 của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công văn thì tài liệu có dấu vết cắt ghép (ký hiệu A3-2) là tài liệu do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cung cấp cho Tòa án. Tài liệu này do chính bà Lê Hoàng Diệp Thảo cung cấp cho Phòng Đăng ký kinh doanh / Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương,vì:

Căn cứ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên được lưu giữ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương qua 08 lần đăng ký thay đổi kể từ năm 2009 đến nay, ghi nhận tại các lần đăng ký thay đổi lần thứ 4 (ngày 11/01/2012), lần thứ 5 (ngày 19/07/2012), lần thứ 6 (ngày 14/04/2013), lần thứ 7 (ngày 28/11/2103) tại các bút lục hồ sơ vụ án: số 127, 129, 177, 178, 192, 196 đều do bà Lê Hoàng Diệp Thảo – người đại diện theo pháp luật trước đây của Công ty Cổ phần Hòa tan Trung nguyên đã ủy quyền/ giới thiệu cho ông Nguyễn Văn Toản nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương. Theo công văn số 730/CV-ĐKKD ngày 17/10/2018 của Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương và Biên bản làm việc đề ngày 15/11/2018 của Tòa án về việc xác minh thông tin thì đại diện Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương có xác định:“Bản sao Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Tập Đoàn Trung Nguyên là do Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên (mà bà Lê Hoàng Diệp Thảo là người đại diện theo pháp luật) nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương, cán bộ của Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương đã nhận hồ sơ của Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên theo đúng hiện trạng và giữ nguyên tình trạng của tài liệu đó. Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương hoàn toàn không có sửa chữa, điều chỉnh trong tài liệu do Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên đã nộp…”Kể từ khi Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên đăng ký thay đổi lần thứ 8, ngày 21/04/2016 để thay đổi người đại diện pháp luật từ bà Lê Hoàng Diệp Thảo sang ông Đặng Lê Nguyên Vũ thì bà Lê Hoàng Diệp Thảo luôn có thái độ bất hợp tác, không đồng ý bàn giao hồ sơ, giấy tờ pháp lý và con dấu cho người đại diện theo pháp luật ông Đặng Lê Nguyên Vũ, mặc dù trước đó Công ty đã có rất nhiều công văn yêu cầu bà Thảo phải bàn giao. Từ nội dung trên, Công ty Trung Nguyên khẳng định tài liệu có dấu vết cắt ghép (ký hiệu A3-2) là do bà Lê Hoàng Diệp Thảo nộp cho Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại có những thông tin sai sự thật về việc Công ty Trung Nguyên làm giả hồ sơ, giấy tờ, mặc dù các giấy tờ này do chính bà Lê Hoàng Diệp Thảo cung cấp và dùng những tài liệu này để vu cáo cho Công ty Trung Nguyên trên báo chí, truyền thông. Một điều đặc biệt vô lý là tài liệu có dấu vết cắt ghép (ký hiệu A3-2) do chính bà Lê Hoàng Diệp Thảo nộp cho Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương, thì chính bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại yêu cầu Cơ quan chức năng giám định chính tài liệu của mình, động cơ xấu này của bà Lê Hoàng Diệp Thảo là nhằm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, để chiếm giữ trái phép Chi nhánh Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang (“Nhà máy Bắc Giang”) để hưởng lợi càng lâu càng tốt. Điều này thật sự đã làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của Trung Nguyên. Điều quan trọng cần được xem xét là tại Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo là cổ đông nắm giữ 5% cổ phần, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Trung Nguyên nắm giữ 85% cổ phần và ông Đặng Lê Nguyên Vũ nắm giữ 10% cổ phần. Căn cứ quy định Luật Doanh nghiệp và Điều lệ hoạt động của Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên, với tỷ lệ sở hữu 5% cổ phần thì bà Lê Hoàng Diệp Thảo không có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ Nghị quyết ngày 29/3/2016 của Đại hội đồng cổ đông và Nghị quyết ngày 11/03/2016 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên.

Bà Thảo còn giả mạo chữ ký để chuyển nhượng bất hợp pháp và chiếm đoạt Công ty Trung Nguyen Singapore

Theo Trung Nguyên, điều đặc biệt nghiêm trọng hơn là hành vi mang tính chất vu cáo, giả mạo tài liệu của bà Lê Hoàng Diệp Thảo không chỉ được thực hiện một lần mà đã được thực hiện ở vụ việc chuyển nhượng bất hợp pháp và chiếm đoạt Công ty Trung Nguyen Singapore – điều này thể hiện việc vu cáo, giả mạo hồ sơ tài liệu của bà Lê Hoàng Diệp Thảo là việc làm luôn có tính hệ thống, bất chấp các quy định của pháp luật tại Việt Nam và quốc tế; làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh và môi trường đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Singapore:Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã giả mạo chữ ký của Nhà sáng lập – Chủ Tịch – Tổng Giám Đốc Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ để chuyển nhượng bất hợp pháp toàn bộ tài sản (7,5 triệu cổ phần) của Công ty Trung Nguyen Singapore PTE.LTD sang cho cá nhân mình làm chủ sở hữu với giá 01 SGD (Một đô la Singapore). Vụ án đã được Tòa án tối cao Singapore thụ lý giải quyết trên cơ sở kết luận giám định chữ ký giả mạo ngày 07/4/2016 của Cơ quan giám định Singapore và Tòa án Singapore đã có thông báo và đưa vụ việc ra xét xử vào ngày 24 và 30/7/2019.

Bà Thảo liên tục mạo danh, thường xuyên mạo nhận, luôn bịa đặt sai sự thật Người đồng sáng lập Trung Nguyên

Về việc bà Thảo luôn tự nhận làNgười đồng sáng lập Trung Nguyên, Trung Nguyên khẳng định đó là sự mạo nhận và chính bàLê Hoàng Diệp Thảo đã cung cấp thông tin sai sự thật, bịa đặt ra bên ngoài về vai trò người sáng lập Trung Nguyên và Chức danh Phó Chủ tịch HĐQT.Trung Nguyên thành lập cơ sở kinh doanh vào ngày 15/8/1996, do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là chủ cơ sở kinh doanh. Đến năm 1999, chuyển thành Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên tại địa chỉ 268 Nguyễn Tất Thành, P. Tân Lập, Buôn Ma Thuột. Tháng 12/2002, Xí nghiệp cà phê Trung Nguyên chuyển đổi thành Công ty TNHH Cà Phê Trung Nguyên với hai thành viên là (Đặng Lê Nguyên Vũ) và cha là – ông Đặng Mơ. Đến ngày 27/4/2007, từ Công ty TNHH Cà Phê Trung Nguyên chuyển đổi thành công ty Cổ phần Cà Phê Trung Nguyên và theo Luật doanh nghiệp bắt buộc Công ty Cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông, vì vậy ông Đặng Lê Nguyên Vũ và cha của mình đồng ý cho bà Thảo tham gia vào cơ cấu công ty với tỷ lệ cổ phần là 10% vốn điều lệ. Như vậy, bà Thảo chỉ chính thức có tên trong công ty Trung Nguyên từ năm 2007 và tính đến nay chỉ 11 năm. Do đó, việc bà Thảo rêu rao đã quản lý và điều hành Trung Nguyên hơn 20 năm là bịa đặt sai sự thật.

Đồng thời,bà Lê Hoàng Diệp Thảo càng không phải là người sáng lập Trung Nguyên. Người sáng lập Trung Nguyên là cha mẹ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Năm 1996, toàn bộ số tiền khởi nghiệp của Trung Nguyên là của cha mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ do bán toàn bộ gia sản để cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp Trung Nguyên, lập “Hãng cà phê Trung Nguyên”, đồng thời cha mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ hàng ngày trực tiếp rang xay cà phê để cung cấp ra thị trường. Cha mẹ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ vừa là người có của vừa là người có công từ khởi nghiệp thương hiệu Trung Nguyên. Hơn hai năm sau khi khởi nghiệp, năm 1998 ông Đặng Lê Nguyên Vũ kết hôn với bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Do đó, bà Thảo là người có góp công sức vào sự phát triển thương hiệu Trung Nguyên vừa là người thụ hưởng lợi nhuận và thu vén nhiều lợi nhuận trong giai đoạn phát triển Trung Nguyên.

Bà Thảo bất chấp kết luật của Bộ công an để bịa đặt thông tin sai sự thật về “nhóm thao túng”

Về việc bà Thảo luôn rêu rao các nhân viên, cấp quản lý Tập đoàn Trung Nguyên là nhóm thao túng và chiếm đoạt Trung Nguyên, phía Trung Nguyên cho biết bà Thảo đang gây nhiễu loạn thông tin bất chấp sự thật.Năm 2015, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có đơn tố cáo gửi đến Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ công an với nội dung lợi dụng ông Đặng Lê Nguyên Vũ có dấu hiệu bị hạn chế năng lực, hành vi, một số lãnh đạo chủ chốt của công ty đã thao túng, lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản của công ty. Đến tháng 5 năm 2019, Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ công an đã có văn bản kết luận nội dung tố cáo của bà Lê Hoàng Diệp Thảo bản chất là tranh chấp dân sự về quyền điều hành, quyền sở hữu tài sản tại Công ty Trung Nguyên, trong nội bộ của gia đình bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Bà Thảo luôn mạo danh “cứu chồng, cứu Trung Nguyên” để chiếm đoạt, tranh đoạt và phá hoại Trung Nguyên.

Ngày 27.3.2019, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên án vụ kiện li hôn giữa Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Nhà sáng lập, Chủ Tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên là bị đơn trong vụ án tranh chấp hôn nhân với bà Lê Hoàng Diệp Thảo bằng Bản án sơ thẩm số 291/2019/HNGĐ-ST của Tòa Án Nhân Dân TP.HCM.Theo Trung Nguyên, cuộc tranh chấp hôn nhân đầy sóng gió của Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Nhà sáng lập, Chủ Tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên với bà Lê Hoàng Diệp Thảo kéo dài trong suốt hơn 5 năm qua, cũng chính là thời gian mà bà Lê Hoàng Diệp Thảo luôn có duy nhất một mục đích chiếm trọn tập đoàn Trung Nguyên - đã được tạm thời kết thúc bằng bản án ngày 27/3/2019 của Tòa án nhân dân TP.HCM. Với bản án này, Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Nhà sáng lập, Chủ Tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên và bà Lê Hoàng Diệp Thảo không còn là vợ chồng sau gần 20 năm chung sống, Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Nhà sáng lập, Chủ Tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên giữ được Thương hiệu Trung Nguyên do gia đình Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sáng lập từ năm 1996.

Đồng thời theo Trung Nguyên, bản án ngày 27/3/2019 của Tòa án nhân dân TP. HCM cũngtạo điều kiện cho Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Nhà sáng lập, Chủ Tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên tiếp tục thực hiện khát vọng về trách nhiệm của mình đối với thương hiệu Trung Nguyên, đối với toàn thể 5.000 người lao động và sự phát triển của ngành cà phê nói chung, qua đó góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Nhưng chỉ sau một ngày,Tòa án nhân dân TP.HCM lạiáp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Nhà sáng lập, Chủ Tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên và Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên bằng một vụ kiện khác do chính bà Lê Hoàng Diệp Thảo khởi kiện và điều này đã làm tê liệt các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập Đoàn Trung Nguyên tại Việt Nam và thị trường quốc tế.Và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã chính thức nâng tổng số vụ kiện đến thời điểm hiện tại từ con số 18 thành 19 vụ kiện; từ 11 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Nhà sáng lập, Chủ Tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên và các công ty thuộc Tập Đoàn Trung Nguyên thành 12 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và đẩy Trung Nguyên cùng 5.000 người lao động vào muôn vào khó khăn chồng chất.

Trung Nguyên coicác hành vi vu cáo, bịa đặt thông tin sai sự thật, phá hoại ngày càng khốc liệt và tinh vi một cách có hệ thống của bà Thảo liên tục thời gian qua đãxúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và uy tín của cá nhân ông Đặng Lê Nguyên Vũ, của Tập đoàn Trung Nguyên, đến hoạt động kinh doanh sản xuất của 5.000 người lao động. Vì vậy, cá nhân Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Tập đoàn Trung Nguyên buộc phải chính thức cung cấp những thông tin đầy đủ nhất đến với rộng rãi cơ quan truyền thông để bảo vệ danh dự và uy tín của thương hiệu Trung Nguyên, của cá nhân ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Nguyên khẳng định bà Thảo giả mạo nhiều hồ sơ