Trung Quốc và các nước ASEAN đã đồng ý xây dựng đường dây nóng khẩn cấp, tuyên bố tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Các quan chức cấp cao của Trung Quốc và ASEAN tuyên bốrằng họ đã đạt được một thỏa thuận về việc xây dựng một đường dây nóng giữa các nhà ngoại giao cấp cao của ASEAN với Trung Quốc; đồng thời xây dựng Bộ quy tắc về các vụ đụng độ không báo trước trên biển (CUES), trong cuộc họpdiễn ra tại thành phố Manzhouli, Nội Mông, Trung Quốc trong hai ngày 15 và16.8.
Hai tài liệu quan trọng này sẽ được trình lên Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc được tổ chức vào tháng 9 tới.
Hai bên cam kết tiếp tục thực thi DOC và tái khẳng định các kế hoạch giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, quản lý bất đồng dựa trên một khuôn khổ các quy tắc của khu vực, tăng cường hợp tác biển. Đồng thời Trung Quốc và ASEAN hướng tới đàm phán xây dựng COC trong năm nay đến giữa năm 2017, nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trong cuộc họp báo diễn ra sau ngày đầu tiên của hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmino nói rằng hiện DOC không được sử dụng một cách hiệu quả trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
"Chúng tôi đã đồng thuận một lần nữa về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác thực hiện DOC để chúng ta nắm được chìa khóa giải quyết tranh chấp trên Biển Đông trong tay mình và ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài", ông Liu nói.
Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Singapore, ông Chee Wee Kiong, đồng chủ trì hội nghị này với phía Trung Quốc. Singaporelà điều phối viên quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc kể từ năm 2015 đến hết năm 2018.
Trong các thông tin bên lề, CUES vừa được thảo luận sẽ bao gồm cả các tàu cảnh sát biển. Trước đó hồi tháng 3, Trung Quốc đã nhất trí với đề xuất của Singapore về việc mở rộng CUES theo hướng bao gồm cả các lực lượng hỗ trợ chấp pháp, chứ không chỉ gói gọn với các tàu quân sự.
ASEAN và Trung Quốc ký kết DOC vào năm 2002, chủ yếu đểkêu gọi các tranh chấp chủ quyền phải được quản lý bằng biện pháp hòa bình, thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp giữa các quốc gia tranh chấp. Nhưng việc thông qua DOC chỉ là bước đầu để thông qua COC, một văn kiện có tínhràng buộc pháp lý cao hơn. Từ năm 2013, ASEAN và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán xây dựng COC nhưng hiện vẫn chưa có nhiều bước tiến đáng kể.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã chuyển trọng tâm sang đòi thi hành DOC và xây dựng COC sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) The Hague thông qua phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này trên Biển Đông.
Trung Quốc không tham gia vào vụ kiện được khởi động do đơn của Philippines vànói rằng Bắc Kinhsẽ không tuân theo phán quyết của PCA vì cho rằng tòa này "không có thẩm quyền".
Chuyên gia về Biển Đông của Đại học Nam Kinh, ông Zhu Feng, nói rằng kết quả vừa đạt được trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc thể hiện việchai bên ý thức về sựcần thiết giảm rủi ro và giải quyết một cáchhòa bình các tranh chấp lãnh thổ.
"Phía Trung Quốcmuốnchủ động hơn trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng DOC sau khi bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tàiPCA", ông Zhu nói với The Straits Times.
Thiên Hà (theo The Straits Times)