Ngày 14.8, tờ The National Interest của Mỹ đã xuất bản một bài xã luận của chuyên gia Harry J. Kazianis, với những phân tích tình hình trên Biển Đông theo hướng Trung Quốc sẽ có những bước leo thang lớn trong vài tuần tới.

Báo Mỹ: Trung Quốc chuẩn bị 'hành động mạnh' trên Biển Đông

Hà Ngọc Bách | 15/08/2016, 12:43

Ngày 14.8, tờ The National Interest của Mỹ đã xuất bản một bài xã luận của chuyên gia Harry J. Kazianis, với những phân tích tình hình trên Biển Đông theo hướng Trung Quốc sẽ có những bước leo thang lớn trong vài tuần tới.

Theo ông Kazianis, có thể Trung Quốc sẽ thực hiện hành động để thay đổi hoàn toàn hiện trạng tranh chấp trên Biển Đông trong vài tuần tới bằng cách xây dựng đảo nhân tạo trên bãi chìm Hoàng Nham.

Hành động gia tăng căng thẳng trong khu vực Biển Đông này được ông Kazianis cho là sẽ diễn ra vào "khoảng đầu tháng 9, sau khi Hội nghị G20 tại Trung Quốc kết thúc và trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8.11".

Suy luận của chuyên gia phân tích chính trị quốc tế Kazianis dựa trên việc tờ South China Morning Post trong một bài xã luận hôm 13.8, trích dẫn "một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này", nói rằng Bắc Kinh sẽ không thực hiện một hành động cải tạo nàotrên bãi Hoàng Nham trước Hội nghị G20 vào tháng 9 nhưng sẽ thực hiện hành động này trước khi Mỹ thực hiện tổng tuyển cử.

"TạiHội nghị G20 tổ chức tại Hàng Châu vào tháng 9 tới,hòa bình trong khu vựclà chủ đề chính trong cuộc hội đàm của các lãnh đạo thế giới. Chính vì thếTrung Quốc sẽ kiềm chế và không thực hiện kế hoạch cải tạo bãi ngầm", nguồn tin giấu tên nói với South China Morning Post.

Theo chuyên gia Kazianis, ông đã "dự đoán được điều này" từ khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo đó, chuyên gia phân tích chính trị quốc tế này cho rằng Trung Quốc sẽ không thực hiện các "bước đi lớn" trên Biển Đông để chống lại phán quyết của PCA.

Lý do được đưa ra chủ yếu là Trung Quốc không muốn bị cả thế giới, nhất là các lãnh đạo quốc tế chỉ trích về hành động của mình trên Biển Đông khi Hội nghị G20 diễn ra. Nhưng Trung Quốc sẽ lợi dụng thời điểm mùa tranh cử tại Mỹ đi vào cao điểm khi truyền thông thế giới đang bị hút vào vấn đề bầu cử Tổng thống Mỹ mà leo thang căng thẳng trên Biển Đông.

"Không có thời điểm nào tốt hơn để gây rối trên Biển Đôngbằng thời điểm mà Mỹ - nước duy nhất có thể ngăn cản hành động leo thang của Trung Quốc, đang chọn lãnh đạo tiếp theo của mình. Phương tiện truyền thông Mỹ và toàn cầu khi đó sẽ chỉ tập trung vào cuộc chiến của Donald Trump và Hillary Clinton...", ông Kazianis viết.

Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà "nguồn tin giấu tên" lại đượcđưa ra vào thời điểm này. Theo đó, thông tin được rò rỉ có một chủ đích rõ ràng là tạo áp lực lên Manila để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ thông qua đàm phán hòa bình.

Trung Quốc vừa đưara hàng loạt hành động cứng rắn như tập trận bắn đạn thật, đưa máy bay ném bom tuần tra...; vừa thực hiện biện pháp đàm phán thông qua những đặc phái viên như cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với toàn bộ diện tích Biển Đông thông qua yêu sách "đường chín đoạn". Năm 2012, Trung Quốc chiếm bãi cạn Hoàng Nham khi đó đang được Philippines quản lý trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thiên Hà (theo The National Interest)
Bài liên quan
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ: Trung Quốc chuẩn bị 'hành động mạnh' trên Biển Đông