Trang web của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã bị chặn tại Trung Quốc sau khi đăng tải bài viết chỉ trích sự trừng phạt mà chính quyền Bắc Kinh áp đặt với một tổ chức nghiên cứu châu Âu.

Trung Quốc chặn trang web của tổ chức nghiên cứu Mỹ

Cẩm Bình | 17/04/2021, 14:59

Trang web của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã bị chặn tại Trung Quốc sau khi đăng tải bài viết chỉ trích sự trừng phạt mà chính quyền Bắc Kinh áp đặt với một tổ chức nghiên cứu châu Âu.

“Thật mỉa mai khi bài viết đó nhận phải phản ứng từ phía Trung Quốc. Bài viết vốn mang mục đích kêu gọi giảm bớt các hạn chế - điều mà Trung Quốc đang thúc đẩy”, học giả CSIS Scott Kennedy nhận xét.

Ông cũng lưu ý rằng: “Thay đổi lớn nhất gần đây là hiện tại Trung Quốc tin rằng họ có quyền kiểm soát tranh luận về Trung Quốc bất kể tranh luận diễn ra ở đâu, ai tranh luận, tranh luận trên nền tảng nào”.

Căng thẳng bắt đầu bùng lên từ tháng trước khi Liên minh châu Âu (EU) bắt tay Mỹ, Anh, Canada trừng phạt Trung Quốc do vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Chính quyền Bắc Kinh trả đũa bằng sự trừng phạt nhằm vào 4 thực thể, 10 nghị sĩ, nhà ngoại giao châu Âu cùng gia đình họ, trong đó có Viện Mercator chuyên nghiên cứu Trung Quốc (Merics).

Merics đặt trụ sở tại Đức, nổi tiếng với nhiều bài phân tích công tâm. CSIS cùng nhiều đơn vị nghiên cứu châu Âu khác đều lên tiếng ủng hộ tổ chức này.

“Chúng tôi đứng về phía Merics”, các học giả CSIS như Scott Kennedy, Bonnie Glaser, Jude Blanchette, Matthew Goodman cùng tuyên bố. Họ chỉ trích động thái của Trung Quốc thiển cận, tự gây hại cho mình cũng như “đen tối hóa” hoạt động trao đổi học thuật.

3680047.jpg
CSIS chỉ trích sự trừng phạt mà chính quyền Bắc Kinh áp đặt với một tổ chức nghiên cứu châu Âu - Ảnh: Getty Images

Vậy là trang web CSIS bị chặn. Giới chuyên gia Trung Quốc cho biết rất khó tìm hiểu tại sao chính quyền Bắc Kinh làm vậy, ai ra quyết định.

Theo cựu Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô Jeffrey Moon, đây là trò "giết gà dọa khỉ” của Trung Quốc hòng răn đe nhiều tổ chức khác.

Giám đốc Merics Claudia Wessling không hiểu sao Trung Quốc lại áp đặt trừng phạt. Họ không nhận được bất kỳ thông báo trước nào.

Sử dụng China Firewall Test - hệ thống kiểm tra xem trang web có bị chặn tại Trung Quốc hay không, có thể phát hiện không chỉ CSIS mà Viện Brookings, tổ chức Heritage Foundation, Viện Cato đều chịu số phận tương tự.

Trang web Viện Nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ (AEI) hiện không bị chặn, nhưng vài bài báo của chuyên gia Derek Scissors thuộc tổ chức này có nội dung nghi ngờ số liệu kinh tế Trung Quốc công bố lại không thể truy cập. Bài viết nghi ngờ số liệu về dịch COVID-19 cũng vậy.

AEI từng bị chặn vài đợt trong giai đoạn học giả Arthur Brooks giữ chức Chủ tịch (2009-2019). Ông là bạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Viện Brookings bị chặn sau lúc đăng loạt bài phân tích chính sách đối ngoại Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2019 (dù nội dung chẳng có gì nhạy cảm hay giật gân).

Bài liên quan
Huawei trỗi dậy, doanh số iPhone ở Trung Quốc quý 1/2024 giảm đến 19%, tệ nhất kể từ năm 2020
Dữ liệu thị trường cho thấy doanh số iPhone ở Trung Quốc đã giảm 19% trong quý 1/2024, thành tích tồi tệ nhất kể từ năm 2020, khi sự thống trị của Apple ở phân khúc cao cấp phải đối mặt với áp lực từ Huawei.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
11 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc chặn trang web của tổ chức nghiên cứu Mỹ